Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường, xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải

Thực hiện đề nghị của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
Hà Nội cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để kiểm soát ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí, nguồn nước: Cuộc khủng hoảng với môi trường“Thành phố sạch vì một Việt Nam xanh” - Chung tay giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựaNỗ lực hành động trong giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa

Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt chất thải rắn, rơm rạ sau thu hoạch để giảm phát sinh khí thải, bụi gây ô nhiễm môi trường. Khẩn trương kiểm tra thực tế, xác định và ngăn chặn kịp thời các hoạt động đốt mở trên địa bàn. Đồng thời, có các giải pháp triệt để, tận thu tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đích khác, hạn chế tình trạng đốt gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt sai quy định.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường, xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải - Ảnh 1
Chất lượng không khí tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào thời điểm 16h ngày 22/05/2023 được cập nhật tại Iqair.com cho thấy chỉ số chất lượng không khí (AQI) đang nằm ở mức tốt.

Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đăng tải thông tin chất lượng môi trường không khí theo văn bản số 15784/UBND-VP ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh và cùng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh tiếp tục thực hiện Quyết định số 750A/QĐ-UBND ngày 31/03/2023 của UBND tỉnh Phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

4Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Các Ban quản lý dự án cấp tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông, cải tạo hạ tầng đô thị thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình, v.v…).

Bên cạnh đó, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hành các biện pháp, giải pháp bảo vệ sức khoẻ, hạn chế các tác động tiêu cực của ô nhiễm bụi trong không khí đến sức khoẻ cộng đồng trong trường hợp chỉ số AQI ngày ở mức xấu hoặc rất xấu.

Theo chỉ số thống kê tại website https://www.iqair.com do một công ty công nghệ chất lượng không khí của Thụy Sĩ, chuyên về bảo vệ chống lại các chất ô nhiễm trong không khí, phát triển các sản phẩm giám sát chất lượng không khí và làm sạch không khí cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (dựa trên nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm (µg/m3)) tại Việt Nam luôn ở trong mức vượt ngưỡng đáp ứng hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cụ thể, từ năm 2018 – 2020, nồng độ PM2.5 trung bình vượt quá từ 5 đến 7 lần và năm 2022 nồng độ PM2.5 trung bình vượt ngưỡng từ 3 đến 5 lần theo hướng dẫn của WHO.

Thanh Tùng

Xem thêm

Liên kết