Chính sách 'Tài chính xanh' vì sự phát triển bền vững: Phát pháo lệnh từ khối EU (Kỳ 1)

Từ những tác động của quá trình công nghiệp hóa dẫn đến việc đối mặt với hàng loạt vấn đề về môi trường, các quốc gia châu Âu đã và đang xây dựng các chính sách 'tài chính xanh' nhằm chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
Suy ngẫm về cuộc tọa đàm tại Hội Sách trực tuyến quốc gia 2020Phát triển kinh tế bền vững phải gắn với bảo vệ môi trườngTW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam quyết tâm với sứ mệnh bảo vệ môi trườngSắp diễn ra Tọa đàm: 'Kinh tế Môi trường - Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam'
Green-EU-flags_web-800x445
Các quốc gia châu Âu đã và đang xây dựng các chính sách 'tài chính xanh' và đổi mới các sản phẩm tài chính.  Ảnh: Internet.

Lời tòa soạn:Liên minh châu Âu cam kết trở thành khối trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2050. Điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể từ cả EU và khu vực công quốc gia, cũng như khu vực tư nhân. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết, thay đổi khí hậu sẽ là chìa khóa cho việc xem xét chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đánh dấu sự thay đổi theo hướng chính sách tiền tệ 'xanh hơn'.

Điều đó bao gồm việc thành lập một nhóm nhỏ để thiết lập chương trình nghị sự của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) về các chủ đề liên quan đến khí hậu và dẫn dắt các nỗ lực giúp chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Trên thực tế, các sản phẩm tài chính xanh (như tín dụng xanh, các quỹ xanh và trái phiếu xanh…) ở các quốc gia châu Âu đã giúp tiết kiệm ngân sách, ước tính đến năm 2020 sẽ đạt 200 tỉ euro/năm.

Nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện chính sách tín dụng xanh, các quốc gia thuộc khối G20 đã sử dụng đa dạng cách tiếp cận và chính sách ở các cấp độ khác nhau, đồng thời xây dựng các khuôn khổ chính sách khuyến khích cung - cầu tín dụng xanh và các sản phẩm tiết kiệm xanh.

Theo đó, một số quốc gia thuộc khối G20 thông qua các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, hoặc ngân hàng có hậu thuẫn từ chính phủ, hay các ngân hàng phát triển quốc gia để cấp tín dụng cho các dự án tái tạo năng lượng và sử dụng năng lượng sạch.

Ngoài ra, một số quốc gia khác thuộc khối G20 cũng đã tuyên bố sử dụng biện pháp hạn chế các khoản trợ cấp về thuế và trợ cấp của chính phủ, cũng như các biện pháp khác về thuế đối với khoản tín dụng hỗ trợ các hoạt động kinh tế không bền vững.

Trong khi đó, một số quốc gia còn lại bắt đầu sử dụng các công cụ pháp luật ngân hàng để hỗ trợ việc chuyển dịch sang nền kinh tế bền vững hơn.

*****

Các quốc gia G20 sẽ yêu cầu tổ chức tài chính công bố thông tin về môi trường và xã hội. Thậm chí ở một số nước, việc công bố thông tin về môi trường và xã hội của các tổ chức tài chính được yêu cầu phải thể hiện tại báo cáo tài chính năm nhằm tăng cường kỷ luật thị trường, khuyến khích các ngân hàng chuyển dịch nguồn vốn sang các dự án, lĩnh vực bền vững hơn.

Nỗ lực từ Ngân hàng Trung ương châu Âu

Ngân hàng ECB đang đầu tư vào quỹ trái phiếu xanh của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, vốn dùng để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và các dự án thân thiện với môi trường khác. Bên cạnh đó, ECB sẽ xem xét thêm các khoản đầu tư trong tương lai vào trái phiếu xanh.

2020-lookahead-1
Mục tiêu của EU là đến năm 2020 trở thành khối trung hòa các bon (Zero carbon) đầu tiên trên thế giới. Ảnh EPA

Kể từ khi bà Lagarde nắm quyền lãnh đạo ECB, yếu tố môi trường đã trở thành ưu tiên trong các chính sách của ngân hàng, bao gồm cả những cân nhắc về khí hậu với tư cách là cơ quan giám sát ngân hàng và tổ chức tài chính chính của khu vực đồng euro.

Trong khi các nhà phê bình cho rằng bảo vệ khí hậu sẽ là "một sự phân tâm" khỏi nhiệm vụ của ECB để đảm bảo ổn định giá cả, Chủ tịch Lagarde cho biết rằng biến đổi khí hậu thuộc quyền hạn của ECB vì nó có thể ảnh hưởng đến lạm phát và cản trở dòng tín dụng cho nền kinh tế.

Bà nói thêm: "Biến đổi khí hậu có thể tạo ra sự biến động ngắn hạn về sản lượng và lạm phát thông qua các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, và nếu không được giải quyết có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến tăng trưởng và lạm phát".

Mark Raven, một nhà vận động môi trường, cho biết ông rất vui khi nghe bà Lagarde nói về tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu.

"Nhưng chúng ta cần hành động, không phải lời nói. Mặc dù thành lập một nhóm chuyên trách về khí hậu là một bước đi tích cực, nhưng ECB cần nhanh chóng đáp ứng lời kêu gọi cắt giảm tài chính cho than, dầu và khí đốt. ECB phải từ bỏ vị thế trung lập của thị trường, ngừng mua trái phiếu nhiên liệu hóa thạch", ông Raven nói.

ECB cũng cho biết rằng họ sẽ đầu tư một số quỹ của riêng mình, tổng trị giá 20,8 tỉ euro và bao gồm vốn do các nước khu vực đồng euro trả, dự trữ và dự phòng, vào một quỹ trái phiếu xanh do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế điều hành.

Đáng chú ý hơn, các nhà hoạch định chính sách của ECB cũng đang tranh luận về vai trò của các cân nhắc về khí hậu trong chương trình mua trái phiếu trị giá hàng nghìn tỉ euro.

Thông báo này được đưa ra sau khi Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu, Werner Hoyer, tuyên bố rằng châu Âu cần thừa nhận rằng tương lai của họ sẽ không còn chỗ cho nhiên liệu hóa thạch và nhấn mạnh sự thành công của trái phiếu xanh.

Trisha Taneja, trưởng bộ phận tư vấn ESG tại Deutsche Bank AG, cho biết các quy định về trái phiếu xanh của EU sẽ là "tiêu chuẩn vàng cho thị trường".

Dự thảo các tiêu chuẩn trái phiếu xanh của EU đi xa hơn so với các tiêu chuẩn từ ICMA. Theo Maia Godemer, một nhà phân tích nghiên cứu về tài chính xanh và bền vững tại BloombergNEF, các quy định mới sẽ bao gồm sự chặt chẽ hơn và trách nhiệm giải trình từ các tổ chức phát hành, định nghĩa chặt chẽ hơn về những gì cấu thành một dự án xanh và sẽ bắt buộc phải báo cáo về tác động môi trường.

Chờ đợi sự đồng lòng của các nước thành viên

Ủy ban châu Âu đã làm việc để đưa ra một định nghĩa về tài chính xanh trong phân loại của mình, nhưng điều này đã bị các nhà lãnh đạo EU trì hoãn. Các nhà hoạch định chính sách cho biết Ủy ban cần dừng việc trì hoãn nó.

EU-Taxonomy
Taxonomy được coi là nền tảng để EU đẩy nhanh các qui định về tài chính xanh và bền vững. Ảnh 2030 Builders

Trước đó, vào tháng 12/2019, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ thỏa thuận về quy định quản lý các sản phẩm tài chính được gắn mác 'xanh' và 'bền vững'.

Thỏa thuận có tên gọi 'Taxonomy' đã được Nghị viện châu Âu (EP) và Phần Lan thông qua, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU tới cuối năm 2019. Khi đó, thỏa thuận được hoan nghênh như một cột mốc góp phần thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu về trái phiếu xanh và các sản phẩm tài chính khác hướng tới những nhà đầu tư quan tâm tới khí hậu.

Tuy nhiên, tại một cuộc họp ở Brussels, các nhà ngoại giao của các quốc gia thành viên EU đã ngăn chặn thỏa thuận này do một số chính phủ còn nhiều quan ngại.

Các quốc gia gồm Pháp, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Romania, Bulgaria và Slovenia đã phản đối do lo ngại thỏa thuận sẽ khiến các dự án đầu tư trong lĩnh vực hạt nhân và than không được gắn mác 'xanh'.

Dù những dự án đầu tư này không hoàn toàn bị loại khỏi cách phân loại mới của EU nhưng theo quy định nêu trong thỏa thuận thì rất khó để những dự án này được gắn mác 'xanh', dẫn tới nguy cơ giảm nguồn vốn đổ vào trong tương lai trong khi Pháp hiện vẫn phụ thuộc vào năng lượng nguyên tử, còn các quốc gia châu Âu cũng dựa nhiều vào than đá.

Thỏa thuận của EU bị bác bỏ ngay sau khi Ủy ban châu Âu (EC) công bố các kế hoạch để EU trở nên xanh hơn và giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Đặc biệt, Taxonomy lại là một trụ cột chính của kế hoạch vì thỏa thuận này được kỳ vọng giúp tăng nguồn vốn cho các dự án năng lượng tái tạo và các dự án xanh khác, đồng thời giải quyết vấn đề các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn xanh một cách tự phát mà không có hệ thống.

Thông thường các quốc gia thành viên đều ủng hộ những thỏa thuận mà quốc gia đại diện đã đạt được với EP, nhưng trường hợp này, các quốc gia thành viên phản đối dù Phần Lan đã nhất trí với nghị viện, càng chỉ ra những chia rẽ sâu sắc trong khối về vấn đề tài chính xanh.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Ủy ban châu Âu cần phải đưa ra đề xuất mở rộng phân loại xanh càng sớm càng tốt. Với định nghĩa rõ ràng về các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm nhất, ECB sau đó có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh với tư cách là một bên đóng vai trò rất quan trọng.

Đón đọc kỳ tới (đăng sáng thứ Bảy, 13/3/2021): Chính sách 'Tài chính xanh' vì sự phát triển bền vững: Tham vọng của Vương quốc Anh (Kỳ 2)

Theo Nhà Đầu tư

Xem thêm

Liên kết