Đài Loan cấm mua chip từ công ty con của Huawei

Cơ quan quản lý viễn thông Đài Loan mới đây đã cấm các nhà cung cấp truyền hình cáp mua linh kiện từ các công ty Trung Quốc, mà đối tượng chính đang muốn nhắm đến là HiSilicon - công ty con chế tạo chip của Huawei.
Nhờ lệnh cấm vận Huawei, giá DRAM có thể giảm thêm 25% trong năm nayNga hợp tác với Huawei, bức tường 5G chia đôi thế giớiChâu Phi sẽ là thị trường cứu vãn Huawei trong tương lai?

Một phát ngôn viên của Ủy ban Truyền thông Đài Loan (NCC) nói với South China Morning Post rằng các hộp giải mã kỹ thuật số của các đài truyền hình cáp ở Đài Loan sẽ không còn sử dụng chip và vật liệu bán dẫn được sản xuất tại Trung Quốc.

dai loan cam mua chip tu cong ty con cua huawei
Một chip quản lý Hi1710 BMC được thiết kế bởi công ty con Hisilicon của Huawei. Ảnh: Reuters

Lệnh cấm áp dụng cho cả các chip của HiSilicon sẽ khiến Huawei thêm "đau đầu" khi tập đoàn này đang nỗ lực duy trì mối quan hệ khách hàng kể từ khi Mỹ cấm Huawei mua linh kiện và các thành phần công nghệ từ công ty Mỹ mà không có sự cho phép.

Vào tháng 5, nhà thiết kế chip ARM có trụ sở ở Anh đã thông báo đến các nhân viên phải tạm dừng tất cả các hợp đồng đang hoạt động, các quyền lợi hỗ trợ và mọi cam kết đang chờ xử lý với Huawei cùng các công ty con của tập đoàn Trung Quốc. Huawei cũng đã bị cấm tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G tại Mỹ, Nhật Bản, New Zealand.

Hiện người phát ngôn Huawei tại trụ sở ở Thâm Quyến chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Theo SCMP, tại Đài Loan, khoảng 57,6% trên tổng số 8,75 triệu hộ gia đình đang sử dụng hộp giải mã kỹ thuật số cho truyền hình cáp và dịch vụ băng thông rộng. Thị trường truyền hình cáp Đài Loan được chi phối bởi 3 công ty gồm: China Network Systems, Kbro và Taiwan Broadband Communications.

dai loan cam mua chip tu cong ty con cua huawei
Bà Kolas Yotaka phát ngôn của chính quyền Đài Loan. Ảnh: CNA

Động thái mới nhất của NCC được đưa ra trong bối cảnh Đài Loan giới thiệu Đạo luật quản lý an ninh mạng - một bộ luật được cơ quan lập pháp Đài Loan thông qua hồi tháng 5/2018 nhằm thiết lập chính sách bảo mật thông tin.

Hồi tháng 4, bà Kolas Yotaka, một người phát ngôn của chính quyền Đài Loan cho biết các cơ quan Đài Loan đang được yêu cầu soạn thảo một danh sách công nghệ, theo đó xác định các nhà sản xuất và các nhà cung cấp linh kiện có thể đặt ra mối đe dọa cho an ninh của Đài Loan và nộp danh sách này vào cuối tháng 7 tới.

Tiến Dũng
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết