Greenland: 1 triệu tấn băng 'bốc hơi' mỗi phút

Greenland đã mất 532 tỉ tấn băng trong năm 2019, tức là mỗi phút trôi qua lại có một triệu tấn băng "bốc hơi" khỏi đảo băng này. Mức độ băng tan lập kỷ lục cao hơn rất nhiều so với mức độ băng tan trung bình hàng năm là 259 tỉ tấn kể từ năm 2003.
Trái đất mất 28 nghìn tỉ tấn băng trong 23 năm quaNước biển dâng cao có nguy cơ 'xóa sổ' nhiều khu vực trên thế giớiHai chỏm băng khổng lồ nghìn năm tuổi biến mất hoàn toàn khỏi Bắc Cực
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Tảng băng Greenland là một trong những yếu tố lớn nhất đóng góp vào sự gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu nếu tình trạng Trái đất ấm lên tiếp tục gia tăng. (Ảnh: Getty Images)

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Communications Earth and Environment ngày 20/8 cho biết, trong năm 2019, dải băng tại Greenland đã mất 532 tỉ tấn băng. Riêng trong tháng 7 năm ngoái, con số này là 223 tỉ tấn. Từ năm 2003 đến 2016, trung bình mỗi năm Greenland mất khoảng 255 tỉ tấn băng.

Ingo Sasgen, một nhà địa chất học tại Viện Alfred Wegener (Đức) cho biết: “Không chỉ băng ở Greenland đang tan chảy, mà nó đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh.

Nó diễn ra trong bối cảnh lo ngại việc các sông băng tan chảy trên toàn cầu sẽ khiến mực nước biển dâng cao đến mức thảm khốc đối với nhân loại. Trong năm 2019, sự tan chảy của băng trên đảo đã thêm 1,5mm vào mực nước biển toàn cầu.

Đồng tác giả nghiên cứu Alex Gardner, một nhà khoa học về băng của NASA cho biết: “sự mở rộng của một đại dương ấm lên, cùng với tác động của các tảng băng và sông băng khác có thể dẫn đến lũ lụt ven biển và nhiều vấn đề khác".

Các nhà khoa học đưa ra giả thiết, nếu toàn bộ dải băng Greenland tan chảy thì mực nước biển sẽ dâng thêm 6m. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, việc cắt giảm khí thải carbon sẽ làm chậm quá trình băng tan.

Sự tan chảy cũng giúp cung cấp thêm bằng chứng về một hiện tượng áp suất cao tại Canada, chúng làm cho không khí ấm áp từ phần còn lại của Bắc Mỹ lan rộng trên hòn đảo, thúc đẩy sự tan chảy tiếp tục.

Cũng trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khí hậu Quốc tế, cô Ruth Mottram, một nhà khoa học về băng tại Viện Khí tượng Đan Mạch, đã tìm thấy kết quả tương tự cho năm ngoái đồng thời tính toán rằng các vùng ven biển Greenland đã ấm lên trung bình 1,7 độ C vào mùa hè kể từ năm 1991.

Greenland, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, là đảo lớn nhất thế giới. Băng bao phủ gần 80% bề mặt của đảo nằm giữa Bắc Cực và Đại Tây Dương này. Dải băng tại Greenland là dải băng lớn thứ hai trên thế giới, sau dải băng tại Nam Cực.

Dưới đây là một số hình ảnh về dải băng khổng lồ tại Greenland:

greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Tảng băng từ Bắc Băng Dương trôi dạt vào bờ biển phía Đông Greenland. (Ảnh: Nasa)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Nhiều tảng băng trôi bên trong các hồ băng tan trên đỉnh sông băng Helheim gần Tasiilaq, Greenland vào tháng 6/2018. (Ảnh: Reuters)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Bức ảnh đen trắng được chụp gần chỏm băng Sukkertoppen ở phía Tây Nam Greenland, mùa hè năm 1935. (Ảnh: Nasa)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Vào mùa hè năm 2013, thời điểm bức ảnh màu này được chụp, băng đã thu hẹp khoảng 3 km. (Ảnh: Nasa)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Những chú chó kéo xe qua khu vực Tây Bắc Greenland năm 2019. Các nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen cảnh báo, những tảng băng trôi tại Bắc Cực đang tan nhanh hơn dự đoán của các công cụ khoa học. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Một hẻm núi trên dải băng Greenland. (Ảnh: Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ)/PA)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Băng tan tạo thành các dòng sông chảy ra đại dương. (Ảnh: AP)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Dòng nước băng tan chảy vào dải băng của Greenland, đoạn gần sông băng Sermeq Avangnardleq, tháng 8/2019. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến Greenland, nơi mùa hè trở nên dài hơn trong vài thập kỷ qua. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Nước băng tan tạo thành hồ. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Một tảng băng trôi ở Vịnh Disko ở Ilulissat, Greenland. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Một góc Vịnh băng Ilulissat. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Ngư dân Inuit chuẩn bị lưới để bắt cá giữa những tảng băng trôi năm 2019. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Chiếc thuyền bơi gần tảng băng lớn tại phía Đông Greenland. (Ảnh: AP)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Băng trôi tại phía Đông Greenland. (Ảnh: AP)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Khối băng đang tách khỏi sông băng Apusiajik ở bờ biển phía Đông Nam của Greenland. (Ảnh: Getty Images)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Tảng băng trôi dọc theo bờ biển phía Đông Greenland gần Kulusuk (Ảnh: AFP)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Hồ nước nóng chảy trên rìa của một mỏm băng ở Greenland. (Ảnh: AP)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Những tảng băng nhỏ trôi trong nước ngoài khơi Nuuk, thủ phủ của Greenland. (Ảnh: AP)
greenland 1 trieu tan bang boc hoi moi phut
Tháng 12/2019, các nhà khoa học cảnh báo, vào cuối thế kỷ này, mỗi năm sẽ có khoảng 400 triệu người phải hứng chịu ngập lụt ven biển nếu Greenland duy trì tốc độ tan băng hiện nay. (Ảnh: PA)
Quang Huy
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết