Đánh giá ứng dụng mô hình AIM/CGE trong giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
Cấu trúc mô hình AIM/CGE gồm 4 thành phần: 1- Khối sản xuất, 2- Khối thị trường, 3- Khối thu nhập, 4- Khối tiêu dùng. Khối sản xuất đại diện cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, trong đó, các doanh nghiệp sử dụng vốn, nhân công, đất đai, nguyên liệu và năng lượng để tạo ra sản phẩm. Khối thu nhập thể hiện mối quan hệ về tài chính: lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng để chi trả thuế cho chính phủ và tiền công cho người dân, phần còn lại được xem là phần vốn tích lũy.
Hình 2: Cấu trúc mô hình AIM/CGE. (Nguồn:Toshihiko Masui, 2017) |
Để miêu tả mối quan hệ chặt chẽ giữa 4 thành phần trên, mô hình AIM/CGE sử dụng dữ liệu đầu vào gồm có: 1- Dữ liệu hiện trạng kinh tế xã hội (GDP, giá trị sản xuất các nhóm ngành kinh tế, dữ liệu dân số và lao động việc làm); 2- Dữ liệu định hướng phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính; 3- Dữ liệu về cân bằng thị trường gồm có: Bảng cân đối liên ngành (IO table) hay Ma trận hạch toán xã hội (SAM); 4- Dữ liệu năng lượng: Bảng cân bằng năng lượng (EBT) và dữ liệu năng lượng theo lĩnh vực và nhóm ngành kinh tế; 5- Dữ liệu về công nghệ giảm phát thải ; 6- Dữ liệu về phương pháp tính toán và các hệ số phát thải.Khối tiêu dùng miêu tả quá trình sử dụng hàng hóa, tích lũy vốn của các hộ gia đình và của chính phủ bổ sung vốn, nhân công lao động phục vụ quá trình sản xuất. Cả ba khối trên được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua khối thị trường, mô hình đưa ra kết quả khi khối thị trường đạt được cân bằng giữa cung và cầu ở các khối kể trên.
Các định hướng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam được đề cập tới trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Tuy nhiên, hiện nay đã tới cuối giai đoạn thực hiện chiến lược, trong khi các dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn 2020-2030 chưa được xây dựng. Để bổ sung thông tin bị thiếu khi triển khai mô hình AIM/CGE, các giả định về định hướng phát triển kinh tế xã hội được xây dựng dựa trên thực tế phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011-2018, đồng thời tham khảo từ các nghiên cứu khác về dự báo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2030.
Hoạt động giao thông ngày càng gia tăng là một trong những nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Về dữ liệu cân bằng thị trường, Bảng cân đối liên ngành năm 2012 (IO table) do Tổng cục thống kê phát hành vào năm 2015 được sử dụng nhằm xây dựng mối liên kết giữa các thành phần kinh tế xã hội trong mô hình. Tuy nhiên, chu kỳ phát hành Bảng cân đối liên ngành tương đối dài (2007 – 2015) rất khó đáp ứng nhu cầu cập nhật dữ liệu liên tục của mô hình.Hiện nay, chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở Việt Nam đã được cụ thể hóa qua hệ thống văn bản từ Luật tới các Chương trình, Đề án, Kế hoạch ở cả cấp quốc gia, cấp bộ ngành và cấp địa phương. Trong đó, kế hoạch triển khai các hành động giảm phát thải khí nhà kính được thể hiện rõ trong Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016. Các hành động cụ thể được đề xuất cùng với ước tính chi phí thực hiện là nguồn thông tin quan trọng phục vụ xây dựng các kịch bản giảm nhẹ trong mô hình AIM/CGE.
Đối với dữ liệu năng lượng, hiện nay Việt Nam chưa thống nhất được đầu mối cung cấp dữ liệu Bảng cân bằng năng lượng (Energy balance table), dữ liệu hiện có được khảo từ Báo cáo Thống kê năng lượng Việt Nam (2015) của Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả, từ năm 2018 Tổng Cục Thống kê trở thành cơ quan đầu mối trong xây dựng Bảng cân bằng năng lượng cho Việt Nam, trong tương lai, nguồn dữ liệu này dự kiến sẽ được cập nhật hàng năm, phù hợp với nhu cầu cập nhật dữ liệu mô hình.
Các hệ số phát thải cũng như dữ liệu về các công nghệ mới phục vụ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính hiện nay chưa được xây dựng hoàn chỉnh cho Việt Nam, để áp dụng vào mô hình AIM/CGE, những dữ liệu này được tham khảo từ hướng dẫn Kiểm kê phát thải khí nhà kính IPCC 2006 và dữ liệu công nghệ tham khảo từ các quốc gia khác.
STT | Loại dữ liệu | Hiện trạng dữ liệu | Khuyến nghị |
1 | Dữ liệu hiện trạng kinh tế xã hội | Niên giám thống kê Việt Nam cập nhật hàng năm (Tổng cục thống kê). | Tiếp tục cập nhật dữ liệu Niên giám thống kê hàng năm trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Tổng cục Thống kê. |
2 | Dữ liệu về định hướng phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính | Hệ thống các văn bản đã ban hành về chính sách giả phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. | Tiếp tục cập nhật, bổ sung thông tin về các hành động giảm nhẹ Cụ thể hóa các hành động giảm nhẹ về: Loại hình giảm nhẹ, các công nghệ được áp dụng, quy mô và thời gian thực hiện, chi phí dự kiến, kết quả dự kiến. |
3 | Dữ liệu cân bằng thị trường | Bảng cân đối liên ngành năm 2012 (IO table) Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam (2011). Sử dụng phương pháp tính toán, bổ sung dữ liệu các năm bị thiếu, giảm quy mô (down scale khi áp dụng cho quy mô cấp tỉnh, thành phố). | Cần cập nhật Bảng cân đối liên ngành hàng năm và công bố trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Tổng cục Thống kê. |
4 | Dữ liệu năng lượng | Báo cáo Thống kê năng lượng Việt Nam 2015 (VNEEP) Bảng cân bằng năng lượng Việt Nam do IEA cung cấp, cập nhật đến năm 2017. Sử dụng phương pháp tính toán, bổ sung dữ liệu các năm bị thiếu, giảm quy mô (down scale khi áp dụng cho quy mô cấp tỉnh, thành phố). | Cần xây dựng, cập nhật và công bố hàng năm Bảng cân bằng năng lượng Việt Nam Cần cập nhật dữ liệu tính hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng theo lĩnh vực và theo nhóm ngành trong Niên giám thống kê hàng năm. |
5 | Dữ liệu về công nghệ giảm phát thải | Tham khảo từ danh mục công nghệ các bon thấp thuộc dự án SPI-NAMA. Đối với các công nghệ bị thiếu, nhóm nghiên cứu giả định hoặc tham khảo từ nguồn nước ngoài. | Cập nhật, bổ sung các công nghệ giảm phát thải còn thiếu. Trong đó làm rõ các khái niệm về công nghệ, khả năng giảm phát thải so với các công nghệ hiện có và chi phí đầu tư, hiệu quả giảm phát thải. |
6 | Dữ liệu về phương pháp tính toán và các hệ số phát thải | Tham khảo từ hướng dẫn kiểm kê phát thải khí nhà kính IPCC 2006. | Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải khí nhà kính cho từng lĩnh vực, ưu tiên với những lĩnh vực phát thải khí nhà kính lớn như năng lượng, nông nghiệp. |
Tổng hợp đánh giá tính khả thi về dữ liệu của mô hình AIM/CGE. (Nguồn: Nhóm nghiên cứu thực hiện)
Hiện thực hóa mô hình CGE
Mô hình CGE nói chung và AIM/CGE nói riêng là công cụ phân tích chính sách hiệu quả, đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ứng dụng mô hình CGE mà cụ thể là AIM/CGE trong phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là phương pháp khả thi và phù hợp. AIM/CGE còn có tính linh hoạt cao, cho phép cập nhật dữ liệu đầu vào khi thực tế có nhiều biến động xảy ra mà không cần xây dựng lại mô hình, cho phép tích hợp và bổ sung mô hình phục vụ phân tích chuyên sâu theo từng lĩnh vực, quá trình vận hành mô hình không đòi hỏi cơ sở vật chất phức tạp, không tiêu tốn nhiều thời gian khi cần cập nhật và vận hành mô hình.
Khi lựa chọn và áp dụng mô hình cần xem xét tùy thuộc vào điều kiện thực tế của quốc gia, cụ thể như: sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ khoa học công nghệ, số lượng chuyên gia trong lĩnh vực mô hình, hiện trạng của hệ thống thống kê quốc gia cũng gia cũng như nhu cầu thực tế và năng lực tài chính trong nghiên cứu chính sách. Do vậy, đối với mỗi quốc gia, mô hình AIM/CGE cần phải được điều chỉnh phù hợp, bổ sung các hợp phần theo mục tiêu phân tích, đồng thời áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác vào quá trình xây dựng cũng như vận hành mô hình.
Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, giảm phát thải khí nhà kính nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa) |
Để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng mô hình AIM/CGE vào phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu mô hình AIM/CGE trong phân tích chính sách giảm phát thải khí nhà kính cho thấy, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện mô hình là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư đặc biệt, nhất là về con người.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm phát thải khí nhà kính ở cấp quốc gia, cấp bộ ngành và cấp địa phương, trong đó nên xây dựng kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính chi tiết theo các nhóm ngành kinh tế, xác định cụ thể mục tiêu, đối tượng và hành động giảm phát thải.
Thứ hai, cần xây dựng hệ thống dữ liệu đầy đủ và chi tiết về tình hình kinh tế xã hội, tiêu thụ năng lượng ở cấp độ quốc gia cũng như địa phương, thực hiện cập nhật định kỳ hàng năng. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ giảm phát thải khí nhà kính theo đặc thù Việt Nam và tiến tới hoàn chỉnh các nghiên cứu về hệ số phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất, quản lý chất thải.
Thứ ba, cần phân công tổ chức đầu mối trong triển khai. Tổ chức đầu mối triển khai mô hình AIM/CGE trong phân tích chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở Việt nam có thể là Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, và phải xây dựng được đội ngũ chuyên gia đủ năng lực đặc biệt là các chuyên gia điều phối, bố trí cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu ứng dụng và phát triển mô hình trong tương lai, đồng thời có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.