Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020

Sáng 27/4, tại Hà Nội đã diễn ra "Hội thảo nâng cao hiệu quả thực thi luật Bảo vệ môi trường 2020". Hội thảo do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức.
Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường"Lợi ích nào khi chúng ta đóng thuế về môi trường?"Có nên giảm thuế môi trường để 'giải cứu' hàng không?Nỗ lực đưa bảo vệ môi trường trở thành một trong ba trụ cột phát triển bền vững đất nước

11h40:

Phát biểu kết thúc Hội thảo, thay mặt Ban Tổ chức, PGS.TSKH Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia đã tham gia, đóng góp ý kiến, góp phần vào thành công của Hội thảo. Từ thành công của Hội thảo lần này, Ban Tổ chức sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức thêm ở nhiều địa phương khác, mở rộng thêm các nội dung về Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các vấn đề liên quan.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 1
PGS.TS Trương Mạnh Tiến gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, khách mời tham dự Hội thảo.

11h20: PHẦN HỎI ĐÁP GIỮA CHUYÊN GIA VÀ BẠN ĐỌC, KHÁCH MỜI

-Một khách mời dự Hội thảo đặt câu hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi đang thuê lại một dự án để hoạt động sản xuất, trong quá trình sản xuất có phát sinh chất thải. Trong trường hợp cơ sở sản xuất bị xử phạt vì vi phạm liên quan đến môi trường thì chúng tôi có phải chịu trách nhiệm hay không?

Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường:

Nếu doanh nghiệp thuê lại dự án để hoạt động mà không có dự án mới thì toàn bộ trách nhiệm liên quan đến môi trường sẽ thuộc về cá nhân, tổ chức đứng tên trong hồ sơ môi trường của dự án cũ.

Nếu doanh nghiệp thuê lại dự án mà lập dự án riêng và thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường thì doanh nghiệp thuê lại sẽ phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh các vấn đề liên quan đến môi trường.

Đơn vị nào cấp Giấy phép môi trường?

-Qua fanpage Kinh tế Môi trường Online, một đọc giả đặt câu hỏi: Trước đây, doanh nghiệp của tôi đã được UBND tỉnh cấp ĐTM, vậy nếu doanh nghiệp muốn xin GPMT thì đơn vị nào sẽ cấp? Quy trình cấp GPMT trong trường hợp này như thế nào?

Trả lời câu hỏi liên quan đến cấp Giấy phép môi trường, ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường cho biết:

- Theo quy định, UBND tỉnh phê duyệt ĐTM cho doanh nghiệp thì cơ quan này cũng sẽ chịu trách nhiệm cấp GPMT. Trong quá trình xin GPMT thì cơ quan quản lý có trách nhiệm theo dõi quá trình vận hành thí điểm. Nếu trong quá trình vận hành của doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn liên quan đến việc cấp GPMT thì cơ quan quản lý sẽ cấp GPMT theo đúng quy định.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 2
Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Nếu trong quá trình vận hành thí điểm phát sinh các vấn đề liên quan đến chất thải, thì doanh nghiệp buộc phải tìm hướng xử lý cho phù hợp. Khi mà vấn đề được giải quyết, cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra và xem xét cấp GPMT.

11h05:

"Lợi ích nào khi chúng ta đóng thuế về môi trường?"

GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam: Tôi cho rằng nếu có kế hoạch tuân thủ, thực thi luật cho đúng thì chi phí phát sinh thêm sẽ không lớn.

Công cụ kinh tế đang càng ngày áp dụng ở Việt Nam; các công cụ kinh tế đang ngày càng yêu cầu doanh nghiệp, nhân dân đóng góp nhiều hơn.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 3
GS.TS Hoàng Xuân Cơ.

Vấn đề là cơ quan lập pháp đã đưa ra thì chúng ta phải tuân thủ. Vậy tại sao phải đưa ra, tại sao phải đánh thuế. Như vừa rồi, thuế xăng dầu đã có rất nhiều ý kiến.

Như tôi cá nhân hiện cũng đang bị đánh thuế. Chúng ta chịu nhiều loại thuế. Chúng ta đóng thuế đấy có đáng hay không? Dần dần thì cơ quan Nhà nước phải giải trình được điều này. Trước mắt chúng ta phải tuân thủ.

Lợi ích của chúng ta được gì khi đóng thuế? Có người nói chả có lợi ích gì. Nhưng thực ra không phải. Trước hết chúng ta có lợi ích xã hội, chúng ta tuân thủ là chúng ta góp phần vào làm môi trường sạch hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Đồng thời giảm được chi phí phát sinh khi xảy ra sự cố môi trường

Hơn nữa, khi chúng ta tuân thủ thì uy tín, thương hiệu của chúng ta, của doanh nghiệp được nâng lên rất nhiều; được xã hội tôn vinh vì môi trường. Trung ương Hội Kinh tế Môi trường, Tạp chí Kinh tế môi trường sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp.

Sau khi có Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chắc chắn chúng ta sẽ chiu thêm chi phí. Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch tuân thủ ngay từ đầu. Đồng thời phải có kế hoạch tuân thủ, thực thi luật cho đúng thì chi phí phát sinh thêm sẽ không lớn.

Còn chi phí phát sinh thêm có làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hay không thì chẳng doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào; tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp. Chúng tôi là những chuyên gia sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ.

10h50:

Kinh tế tuần hoàn đang được khuyến khích

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường: Các doanh nghiệp quan tâm đến chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường. Trước đây là do Bộ Tài chính quản lý. Khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời thì phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Đáng chú ý trong các công cụ kinh tế là công cụ thu thuế cacbon.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 4
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường trình bày bài tham luận tại Hội thảo.

Trước đây tình trạng ô nhiễm môi trường chất thải rất khó đo, nhưng khi có công cụ này thì việc đo tình trạng ô nhiễm môi trường rất dễ đo. Ký quỹ bảo vệ môi trường, trước đây chỉ có khai thác khoáng sản, nay có thêm chôn lấp rác thải và nhập khẩu phế liệu, Chi trả dịch vụ sinh thái tự nhiên: Một là kinh doanh trong lĩnh vực sinh thái.

Sau khi thực hiện thu phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng thành công, tới đây sẽ có 3 cái thu phí. Một là thu phí dịch vụ đất ngập nước, dịch vụ sinh thái biển, khai thác núi đá. Như cao nguyên đá Hà Giang, dù thu tiền rất nhiều nhưng ngân sách nhà nước không có. Việc thu phí dịch vụ sinh thái tự nhiên là để nhà nước có tiền đầu tư trở lại. Tổ chức phát triển thị trường khai thác kinh tế từ rác thải. Đây là lĩnh vực kinh doanh nếu nắm bắt sớm thì sẽ phát triển rất mạnh, mang lại lợi nhuận lớn. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.

Trước đây đã có nhưng điểm mới ở đây là khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện bảo hiểm môi trường Kinh tế tuần hoàn là điểm quan trọng, trước đây chưa có. Đây là nền kinh tế biến tất cả mọi thứ không vứt ra ngoài, quay lại sản xuất. Lấy động lực kinh tế làm chính chứ không phải là môi trường; có kinh tế tuần hoàn thì có môi trường. Kinh tế tuần hoàn hiện đang rất khuyến khích các mô hình dịch vụ; đầu ra của cái này là đầu vào của cái khác, biến chất thải thành sản phẩm để bán cho đối tác khác.

10h35:

DN khó “đo” được sức chịu tải của môi trường tại dự án

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường: Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề theo quy định để phân nhóm đối tượng theo khoản 2 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên một vấn đề bất cập hiện nay đó là có nhưng ngành nghề không nằm trong quy định. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đăng ký này, mong rằng trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ làm rõ.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 5
TS Hoàng Dương Tùng.

Về vấn đề liên quan đến ĐTM, hiện nay luật quy định doanh nghiệp phải hoàn thành các tiêu chí về bảo vệ môi trường sau đó mới gửi hồ sơ để nhà nước phê duyệt.

Do đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến thời điểm làm hồ sơ ĐTM. Nghị định 08 quy định các doanh nghiệp phải hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường rồi mới làm hồ sơ xin ĐTM. Ở đây tiềm ẩn một rủi ro, đó là khi doanh nghiệp bỏ tiền, thậm chí là rất nhiều tiền để hoàn thành công trình bảo vệ môi trường xong cơ quan quản lý vẫn không duyệt ĐTM. Doanh nghiệp nào rơi vào hoàn cảnh đó sẽ thiệt hại rất lớn, vì vậy phải cân nhắc thật kỹ trước khi làm các thủ tục xin ĐTM.

Ở các nước khác họ sẽ làm theo dạng "hậu kiểm", nghĩa là họ sẽ đưa ra một danh sách các yêu cầu để doanh nghiệp hoàn thiện trước khi nộp hồ sơ xin cấp ĐTM. Sau đó, khi doanh nghiệp hoàn thành các yêu cầu và nộp hồ sơ ĐTM thì cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chi tiết, từ đó làm cơ sở để duyệt hồ sơ ĐTM của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đỡ bị bối rối khi làm hồ sơ ĐTM.

Một vấn đề khác cũng phải lưu ý đó là dự án phải phù hợp với quy hoạch, nhưng thực tế hiện nay quy hoạch đang bị chồng chéo nhau, thậm chí thiếu hồ sơ quy hoạch, dẫn đến doanh nghiệp không biết được rằng dự án của mình phải tuân theo quy hoạch nào?

Tiếp đó là vấn đề sức chịu tải của môi trường, làm thế nào để doanh nghiệp biết được sức chịu tải của môi trường tại nơi đặt dự án? Áp dụng quy chuẩn nào để doanh nghiệp tuân theo? Hiện nay Luật chưa quy định rõ quy chuẩn nào được áp dụng để đánh giá sức chịu tải của môi trường.

Trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần phải xác định rõ và điều chỉnh lại quy chuẩn cho phù hợp với từng tiêu chí để doanh nghiệp có thể hiểu đúng và đủ để thực hiện.

Về Giấy phép môi trường, các doanh nghiệp phải hiểu rằng Giấy phép sẽ có thời hạn từ 7 - 10 năm chứ không phải là vô thời thạn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải lưu ý để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất cho phù hợp.

Khi xin Giấy phép môi trường, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến phần chi phí phải bổ ra để đầu tư hệ thống xử lý chất thải, chi phí vận hành và các chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó để tính toán chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm... Trong trường hợp chi phí phải bỏ ra quá lớn thì cần phải xem xét lại hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

Một điều đáng lưu ý đó là, Luật BVMT 2020 quy định, chủ dự án phải công khai ĐTM, và cơ quan quản lý phê chuẩn ĐTM phải công khai nội dung xin hồ sơ ĐTM của dự án để người dân có thể đọc được và góp ý, tạo sự đồng thuận giữa người dân và doanh nghiệp.

Giấy phép môi trường sẽ được triển khai từ năm 2025, nhưng doanh nghiệp cần có sự chủ động chuẩn bị từ ngay bây giờ, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy.

10h15:

Vì sao đến nay Việt Nam mới có quy định về Giấy phép môi trường?

TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường: Là một doanh nghiệp, khi có nhu cầu đăng ký hay xin giấy phép môi trường, họ sẽ đặt câu hỏi mình phải làm thế nào và có những vấn đề gì chưa rõ, tiếp cận với ai để để được cấp giấy phép nhanh hơn, được đăng ký nhanh hơn?

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 6
TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường trao đổi tại Hội thảo.

Như mọi người đã thấy, trong xây dựng có giấy phép xây dựng, thế thì trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, đây là lần đầu tiên có giấy phép môi trường và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án lớn và đối với các dự án môi trường.

Tại sao Việt Nam bây giờ mới có giấy phép môi trường? Thực ra giấy phép môi trường đã được áp dụng các nước từ những năm 70. Sau nhiều lần đề nghị Việt Nam mới có giấy phép môi trường. Đây là điều đáng mừng. Bây giờ sẽ xét trên hồ sơ và thực hiện theo hồ sơ đó, nếu sai sẽ thanh tra và xử phạt. Tức là rõ ràng giấy phép khác với trước đó, đánh giá tác động môi trường khi cho cấp phép,... nếu làm sai thì sẽ bị cơ quan quản lý Nhà nước phạt.

Hiệu lực của Luật Bảo vệ môi trường áp dụng tử tháng 1 năm 2022 là mới quá. Nhiều khi chúng ta vẫn có những khó khăn khi anh bắt tay vào việc mới hỏi hoặc không thì chưa hỏi. Vướng mắc nhiều hơn từ phía những người thực hiện.

Luật cũng đã quy định rất rõ thẩm quyền và vai trò của từng cấp cũng như thủ tục để xin giấy phép môi trường. Ở đây có vấn đề là số lượng cấp phép của chúng ta có thể là các cấp thẩm quyền như quận, huyện... Có hiện trạng sợ sai khi cấp phép. Vậy cần làm thế nào? Để nhanh và theo thủ tục, đúng quy định. Năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước cấp quận, huyện cũng có hạn. Tôi rất quan tâm vấn đề này. Tôi sẽ để đây một số vấn đề cần chú ý.

10h00:

Đăng ký môi trường sẽ thực hiện ở UBND cấp xã

Dự án đầu tư có Giấy phép môi trường thì không phải Đăng ký môi trường; Trường hợp đã có đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường nhưng có phát sinh chất thải thì phải có Đăng ký môi trường.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 7
Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường.

Chính phủ đã quy định danh mục dự án cơ sở miễn đăng ký môi trường. Việc đăng ký môi trường sẽ tiến hành đăng ký tại UBND các xã. Bởi đăng ký môi trường không phải là một thủ tục hành chính, UBND các xã có trách nhiệm tiếp nhận và đưa lên hệ thống quốc gia. Luật quy định lập hội đồng thẩm định, bộ quy định tổ chức thẩm định, xác định rõ quy mô, phạm vi dự án để xác định đối tượng(thuộc nhóm 1,2,3), có xả chất thải ra môi trường tiếp nhận hay không, dự đoán phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động…

09h45:

5 đối tượng cần phải thực hiện Giấy phép môi trường

Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 3 đợt hội thảo giải đáp và phổ biến những điểm mới về Giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.

Về giấy phép môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường trước đây có một số thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, bao gồm: Luật Tài nguyên nước có giấy phép xả nước thải nguồn nước; Luật Thủy lợi có giấy phép xả nước thải ra môi trường thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường có giấy phép xác nhận đổ thải, giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 8
Rất nhiều doanh nghiệp tham gia Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức.

Năm 2019, Nghị định 40 của Chính phủ có thêm giấy phép xả chất thải môi trường, song chưa được triển khai.

Tiếp đó, đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình. Theo đó, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là giấy phép môi trường.

Trong giấy phép môi trường lồng ghép giấy phép xả chất thải nguy hại (gồm xả nguồn tiếp nhận và xả vào công trình, giấy phép xử lý chất thải nguy thải, giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, sổ đăng ký xả thải chất thải.

Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực có nhiều băn khoăn về đối tượng cấp Giấy phép môi trường. Theo quy định trong điều 39 của luật bảo vệ môi trường, dự án thuộc nhóm 2, nhóm 3 có phát sinh khí thải nước thải phát sinh chất thải nguy hại thải ra môi trường

Trong Nghị định 08, nếu doanh nghiệp phát sinh từ 1000kg trở lên mới thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, về tiến độ cho các cơ sở hoạt động có lộ trình, tiêu chí môi trường phải đăng ký cấp giấy phép môi trường.

Như vậy, giấy phép môi trường bao gồm 5 đối tượng cần phải thực hiện:

-Đối với các dự án đầu tư, thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường phải đánh giá tác động môi trường

-Dự án đầu tư ko thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường cũng phải đăng ký giấy phép môi trường

-Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

-Dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm 3

-Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô thuộc nhóm 3.

09h30:

Lồng ghép các giấy phép môi trường

Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường):

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 9
Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ những điểm mới của Giấy phép môi trường tại Tọa đàm.

Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các tổ chức, cá nhân và người dân hiểu rõ hơn về những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và những quy định mới về Giấy phép môi trường cũng như Đăng ký môi trường, được sự chỉ đạo của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện chính sách Kinh tế Môi trường phối hợp với Group Chúng tôi là Tư vấn Môi trường tổ chức "Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020".

09h20:

Đăng ký môi trường và Giấy phép môi trường mang tính bắt buộc

PGS. TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam: Luật Bảo vệ Môi trường 2020 sau khi ra đời có rất nhiều sự thay đổi. Cũng chính vì vậy, Nghị định để thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đến năm 2022 mới ra đời được. Trong luật Bảo vệ môi trường 2020 có rất nhiều điểm mới. Đặc biệt là vấn đề giấy phép môi trường và đăng ký môi trường. Đây là thủ tục mang tính bắt buộc và là điểm mới.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 10
PGS. TS Lưu Đức Hải phát biểu khai mạc Hội thảo.

Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường không phải là vấn đề mới với thế giới. Nhưng đối với Việt Nam, đây là vấn đề mới đã xuất hiện từ lâu. Đây sẽ là khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như khi chúng ta làm Luật Bảo vệ môi trường 2020, đánh giá tác động môi trường thì có thể thấy đánh giá là một việc rất khó vì họ bỡ ngỡ. Chính vì thế cho nên, VIASEE cố gắng tổ chức để nâng cao hiệu quả thực thi và chúng tôi sẽ tập trung vào chủ đề Giấy phép môi trường. Chúng tôi mong rằng VIASEE với sự giới thiệu, gợi mở để giúp các doanh nghiệp có cố gắng để tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và tạo ra hiệu quả nhanh chóng có được giấp phép và đăng ký. Chúng ta đều biết rằng 2 loại giấy phép này khác với tác động môi trường. Nhưng Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường là phải làm thường xuyên, theo chu kỳ dài nhất là 5 năm. Đây cũng là một khó khăn. Rất may mắn hôm nay có các chuyên gia sẽ trả lời, cùng chúng tôi trao đổi về vấn đề đó.

09h00: Hội thảo bắt đầu

Chủ trì và điều phối nội dung Hội thảo là PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam.

Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 - Ảnh 11
PGS.TS Trương Mạnh Tiến chủ trì và điều phối Hội thảo.

Khách mời tham dự Hội thảo còn có đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường); PGS. TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường; TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường); GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và Luật sư Hà Huy Phong, Trưởng ban Pháp chế, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, gồm 16 chương, 171 điều (Giảm 4 chương, tăng 1 điều so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Trong luật bảo vệ môi trường 2020 có nhiều điểm mới so với luật bảo vệ môi trường năm 2014.

Lần đầu tiên, Luật Bảo vệ môi trường ban hành một Mục riêng để quy định về Giấy phép môi trường, được quy định từ Điều 39 đến Điều 49. Theo đó, có 3 nhóm quy định thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường 2020 còn có nhiều điểm mới liên quan đến: nội dung giấy phép môi trường; thẩm quyền cấp giấy phép; căn cứ và thời điểm cấp giấy phép; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường; quyền, nghĩa vụ của chủ dự án được cấp giấy phép môi trường; trách nhiệm của các cơ quan cấp giấy phép môi trường…

Đặc biệt, Luật cũng quy định kể từ ngày Giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.

Link trực tiếp Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật bảo vệ Môi trường 2020:

Xem thêm tại:https://fb.watch/cEsLHXasRY/

Nhóm Phóng viên