"Lợi ích nào khi chúng ta đóng thuế về môi trường?"

"Việc tuân thủ là chúng ta góp phần vào làm môi trường sạch hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Đồng thời giảm được chi phí phát sinh khi xảy ra sự cố môi trường" - GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho ý kiến.
Có nên giảm thuế môi trường để 'giải cứu' hàng không?Giao thông xanh - ‘Chìa khóa’ giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường đô thịNỗ lực đưa bảo vệ môi trường trở thành một trong ba trụ cột phát triển bền vững đất nướcÔ nhiễm không khí, nguồn nước: Cuộc khủng hoảng với môi trường

Đóng thuế môi trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh khi xảy ra sự cố

Phát biểu tại "Hội thảo nâng cao hiệu quả thực thi luật Bảo vệ môi trường 2020" do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam: Tôi cho rằng nếu có kế hoạch tuân thủ, thực thi luật cho đúng thì chi phí phát sinh thêm sẽ không lớn.

Công cụ kinh tế đang càng ngày áp dụng ở Việt Nam; các công cụ kinh tế đang ngày càng yêu cầu doah nghiệp, nhân dân đóng góp nhiều hơn.

Vấn đề là cơ quan lập pháp đã đưa ra thì chúng ta phải tuân thủ. Vậy tại sao phải đưa ra, tại sao phải đánh thuế. Như vừa rồi, thuế xăng dầu đã có rất nhiều ý kiến.

"Lợi ích nào khi chúng ta đóng thuế về môi trường?" - Ảnh 1
GS.TS Hoàng Xuân Cơ phát biểu tại Hội thảo.

Như tôi cá nhân hiện cũng đang bị đánh thuế. Chúng ta chịu thuế rất nhiều, rất lớn. Chúng ta đóng thuế đấy có đáng hay không? Dần dần thì cơ quan Nhà nước phải giải trình được điều này. Trước mắt chúng ta phải tuân thủ.

Lợi ích của chúng ta được gì khi đóng thuế? Có người nói chả có lợi ích gì. Nhưng thực ra không phải. Trước hết chúng ta có lợi ích xã hội, chúng ta tuân thủ là chúng ta góp phần vào làm môi trường sạch hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Đồng thời giảm được chi phí phát sinh khi xảy ra sự cố môi trường.

Hơn nữa, khi chúng ta tuân thủ thì uy tín, thương hiệu của chúng ta, của doanh nghiệp được nâng lên rất nhiều; được xã hội tôn vinh vì môi trường. Trung ương Hội Kinh tế Môi trường, Tạp chí Kinh tế môi trường sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp.

Sau khi có Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chắc chắn chúng ta sẽ chịu thêm chi phí. Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch tuân thủ ngay từ đầu. Đồng thời phải có kế hoạch tuân thủ, thực thi luật cho đúng thì chi phí phát sinh thêm sẽ không lớn.

Còn chi phí phát sinh thêm có làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hay không thì chẳng doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào; tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp. Chúng tôi là những chuyên gia sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ.

Kinh tế tuần hoàn đang được khuyến khích

Cũng phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường: Các doanh nghiệp quan tâm đến chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường. Trước đây là do Bộ Tài chính quản lý. Khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời thì phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Đáng chú ý trong các công cụ kinh tế là công cụ thu thuế carbon.

"Lợi ích nào khi chúng ta đóng thuế về môi trường?" - Ảnh 2
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường trình bày bài tham luận tại Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường trình bày bài tham luận tại Hội thảo.

Trước đây tình trạng ô nhiễm môi trường chất thải rất khó đo, nhưng khi có công cụ này thì việc đo tình trạng ô nhiễm môi trường rất dễ đo. Ký quỹ bảo vệ môi trường, trước đây chỉ có khai thác khoáng sản, nay có thêm chôn lấp rác thải và nhập khẩu phế liệu, Chi trả dịch vụ sinh thái tự nhiên: Một là kinh doanh trong lĩnh vực sinh thái.

Sau khi thực hiện thu phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng thành công, tới đây sẽ có 3 cái thu phí. Một là thu phí dịch vụ đất ngập nước, dịch vụ sinh thái biển, khai thác núi đá. Như cao nguyên đá Hà Giang, dù thu tiền rất nhiều nhưng ngân sách nhà nước không có. Việc thu phí dịch vụ sinh thái tự nhiên là để nhà nước có tiền đầu tư trở lại. Tổ chức phát triển thị trường khai thác kinh tế từ rác thải. Đây là lĩnh vực kinh doanh nếu nắm bắt sớm thì sẽ phát triển rất mạnh, mang lại lợi nhuận lớn. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.

Trước đây đã có, nhưng điểm mới ở đây là khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện bảo hiểm môi trường Kinh tế tuần hoàn là điểm quan trọng, trước đây chưa có. Đây là nền kinh tế biến tất cả mọi thứ không vứt ra ngoài, quay lại sản xuất. Lấy động lực kinh tế làm chính chứ không phải là môi trường; có kinh tế tuần hoàn thì có môi trường. Kinh tế tuần hoàn hiện đang rất khuyến khích các mô hình dịch vụ; đầu ra của cái này là đầu vào của cái khác, biến chất thải thành sản phẩm để bán cho đối tác khác.

Nhóm PV

Xem thêm

Liên kết