Hơn 1/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu do hệ thống xử lý thực phẩm

Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, hơn 1/3 lượng khí thải phát ra gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu do hoạt động của con người gây ra có thể là từ cách chúng ta sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm.
Phát thải khí nhà kính từ tàu biển tiếp tục tăngHiện thực hóa mô hình cân bằng tổng thể, giảm phát thải khí nhà kínhChiến lược mô hình giảm phát thải khí nhà kính ở Việt NamHà Nội: Hạn chế phát thải khí nhà kính

Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng khí thải từ các hệ thống xử lý, chế biến thực phẩm ước tính khoảng 18 tỉ tấn carbon dioxide (CO2), tương đương 34% trong năm 2015, giảm từ 44% vào năm 1990. Điều này đã cho thấy sự suy giảm dần ngay cả khi lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Báo cáo này do Francesco Tubiello, chuyên gia thống kê và biến đổi khí hậu cấp cao tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), phối hợp với các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chung của Ủy ban châu Âu ở Ispra, Ý. 

Báo cáo đã đưa ra một cơ sở dữ liệu, được gọi là EDGAR FOOD, có thể được sử dụng để đánh giá những thay đổi trong hành vi hoặc công nghệ của người tiêu dùng, có thể tác động như thế nào đến việc phát thải khí nhà kính từ hệ thống xử lý thực phẩm. 

EDGAR FOOD kết hợp dữ liệu sử dụng đất quan trọng của hơn 245 quốc gia đã được FAO tổng hợp. Thông tin bắt đầu từ năm 1990 và trải dài trên nhiều lĩnh vực, điều này sẽ cho phép theo dõi các xu hướng đang diễn ra và trong tương lai.

Hệ thống xử lý thực phẩm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn

Báo cáo nhấn mạnh cách các hệ thống xử lý thực phẩm toàn cầu ngày càng sử dụng nhiều năng lượng hơn, phản ánh xu hướng bán lẻ, đóng gói, vận chuyển và chế biến, có lượng khí phát thải đang tăng nhanh ở một số nước đang phát triển.

Khoảng 2/3 lượng khí thải từ hệ thống xử lý thực phẩm đến từ nông nghiệp, sử dụng đất và những thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Con số này cao hơn đối với các nước đang phát triển, nhưng cũng đang giảm đáng kể do nạn phá rừng giảm và chế biến thực phẩm, điện lạnh và các "hoạt động hạ nguồn" khác tăng lên.

Về tỉ lệ lượng khí thải “nhân tạo”, do các hoạt động của con người gây ra, hệ thống xử lý  thực phẩm ở các quốc gia công nghiệp nhìn chung ổn định ở mức khoảng 24%. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ này đã giảm từ 68% năm 1990 xuống còn 39% vào năm 2015, một phần do lượng khí thải phi thực phẩm tăng rất cao.

Trung Quốc, Indonesia, Hoa Kỳ, Brazil, Liên minh châu Âu và Ấn Độ là những nước phát thải hàng đầu thế giới.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Sản xuất thực phẩm đóng góp hàng đầu

Quy trình sản xuất, bao gồm các đầu vào như phân bón, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phát thải toàn tổng lượng phát thải của hệ thống thực phẩm, chiếm 39% tổng số.  Sử dụng đất chiếm 38% và phân phối đóng góp 29%, dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên.

Khí metan từ chăn nuôi và trồng lúa chiếm 35% lượng khí thải nhà kính trong hệ thống xử lý thực phẩm. Và lượng khí thải này tương đương ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển, khí thải từ khí nhà kính chứa flo, được sử dụng trong điện lạnh, đã có "tác động mạnh đối với sự nóng lên toàn cầu", theo các tác giả chia sẻ.

Theo đó, điện lạnh chiếm gần 50% mức tiêu thụ năng lượng của ngành bán lẻ và siêu thị, nơi có lượng khí thải đã tăng hơn 4 lần ở châu Âu kể từ năm 1990. Trên toàn cầu, con số này là khoảng 5% lượng khí thải của hệ thống xử lý thực phẩm toàn cầu, nhưng dự kiến sẽ tăng cao. 

Bao bì cũng chiếm một tỉ lệ tương tự trong lượng khí thải, hoặc khoảng 5,4%, nhiều hơn so với vận chuyển hoặc các yếu tố chuỗi cung ứng khác.

Chính vì vậy, các nhà khoa học tin rằng cơ sở dữ liệu EDGAR FOOD sẽ hỗ trợ phát triển các con đường giảm thiểu và chuyển đổi hiệu quả sang các hệ thống thực phẩm bền vững.

Đồng thời, EDGAR FOOD cũng sẽ cung cấp sự hiểu biết và ước tính nhiều hơn về tác động của khí hậu với sản xuất, phân phối và tiêu thụ lương thực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc vào cuối năm nay.

Việt Nam nỗ lực giảm phát thải khí 

Việt Nam cũng đã tích cực thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng carbon thấp, tăng trưởng xanh. Đồng thời tăng cường thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có tiềm năng trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và chất thải cũng như tăng cường khả năng hấp thụ carbon trong lĩnh vực sử dụng đất.

Theo đề xuất của GS.TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Đại học Công nghiệp TP.HCM), nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần có những hành động thực tế để ngăn chặn tác động của hiệu ứng nhà kính.

Tại Việt Nam, có thể kể đến Tập đoàn sản xuất thực phẩm toàn cầu ADM đã tiến hành lắp đặt lò hơi sinh khối tại tất cả 5 nhà máy trên cả nước, sử dụng nguyên liệu vỏ trấu để sản xuất nhiệt và năng lượng, đồng thời xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà máy Đồng Tháp.

Việc khuyến khích các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư ứng dụng công nghệ và sáng kiến khoa học để góp phần làm giảm lượng khí CO2 ra môi trường là giải pháp rất đáng lưu tâm. Vì trên thực tế, nhiều phát kiến đến từ doanh nghiệp đã đạt hiệu quả trong mục tiêu bảo vệ môi trường.

Bà Ellie Kilroy, đại diện nhóm tư vấn của Tổ chức C40 (Nhóm 94 siêu đô thị trên thế giới cam kết ứng phó biến đổi khí hậu) tại Việt Nam, cho biết C40 đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM để xem xét áp dụng trên địa bàn mô hình Pathways, một công cụ quy hoạch giảm nhẹ khí nhà kính quy mô đô thị do C40 sáng tạo.

Cũng theo bà Kilroy, mô hình Pathways được thiết kế để hỗ trợ các đô thị định lượng cụ thể các nguồn gây phát thải khí nhà kính và dự báo được lượng phát thải trong tương lai. Từ đó, giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các khu vực mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính nhằm xây dựng và so sánh các kịch bản khác nhau, xác định con đường tiến tới phát thải bằng 0.

Ngọc Ánh

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết