Hơn một tỉ động vật đã chết do cháy rừng ở Australia

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF-Australia , ngày 9-1, ước tính có khoảng 1,25 tỷ động vật có thể đã bị chết trực tiếp hoặc gián tiếp từ các vụ cháy đang diễn ra ở nước này.
Biến đổi khí hậu: Tuần hành kêu gọi hành động khẩn cấp tại AustraliaAustralia: Hình thành đám cháy khổng lồ rộng gấp 8 lần diện tích SingaporeKhí carbon từ cháy rừng ở Australia tương đương với cháy rừng Amazon
hon mot ti dong vat da chet do chay rung o australia
Nhân viên cứu hỏa đang bế con koala bị bỏng ở gần đảo Kangaroo vào ngày 7/1. (Ảnh: APE)

Ông Dermot O'Gorman, CEO của WWF-Australia cho biết trong một tuyên bố, trong số lượng động vật khủng khiếp bị chết này gồm có hàng nghìn con gấu túi quý giá ở bờ biển phía bắc của bang New South Wales, cùng với các loài mang tính biểu tượng khác như các loài thú có túi kangaroo, wallaby, glider, potoroo, vẹt mào cockatoo và chó honeycoat.

Nhiều khu rừng sẽ mất nhiều thập kỷ để phục hồi và một số loài có thể đã bị tuyệt chủng. Cho đến khi đám cháy giảm bớt, toàn bộ thiệt hại sẽ vẫn là ẩn số.

Giáo sư Chris Dickman, một nhà sinh thái học thuộc Khoa Khoa học của Đại học Sydney cũng đã cập nhật ước tính trước đây của ông về số lượng động vật bị chết trong các vụ cháy rừng lên hơn 800 triệu động vật ở New South Wales, tổng cộng hơn 1 tỉ động vật trên toàn nước Australia.

Vào cuối tháng 12, Giáo sư Dickman suy đoán rằng khoảng 480 triệu động vật có thể đã thiệt mạng từ những vụ cháy rừng đang diễn ra khắp nước Australia. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng cháy rừng tiếp tục diễn ra, giờ đây ông tin rằng con số đó có khả năng tăng gấp đôi.

Số liệu của Dickman dựa trên báo cáo năm 2007 của WWF đã từng đo mật độ dân số của động vật có vú, chim và bò sát trong bang.

Đảo Kangaroo ở bang Nam Úc đã phải hứng chịu tác động lớn do các vụ hỏa hoạn gần đây. Hòn đảo được biết đến với những loài động vật hoang dã độc đáo và quý hiếm, như vẹt mào đen bóng và thú nhỏ có túi dunnart vốn đang có nguy cơ tuyệt chủng. Dữ liệu vệ tinh của NASA chỉ ra rằng có tới một phần ba hòn đảo (hơn 383.000 mẫu Anh) đã bị cháy trụi.

hon mot ti dong vat da chet do chay rung o australia
Một ngọn lửa bùng cháy vào ngày 4/1 tại Hồ Tabourie, cách Sydney khoảng 200 km về phía nam. Các vụ cháy rừng lớn trong mùa này là do nguyên nhân kép bởi hạn hán, nhiệt độ khắc nghiệt trong thời gian dài và trở nên trầm trọng hơn bởi thời tiết lưỡng cực Ấn Độ Dương. Ảnh: Getty.

Theo Reuters, đám cháy vẫn tiếp tục hoành hành. Số liệu mới nhất cho thấy ít nhất 27 người đã chết. Kể từ khi bắt đầu mùa cháy rừng vào tháng 9, ước tính 10,3 triệu ha (25,5 triệu mẫu Anh) đã bị đốt cháy. Số diện tích này bằng cả đất nước Hàn Quốc.

Theo ScienceNews, mùa cháy của Australia thường đạt cực đại vào cuối tháng 1, nhưng đến tháng 1 năm nay, các vụ cháy rừng đã hoành hành ở nước này trong bốn tháng, đặc biệt là ở phía đông. Cuộc khủng hoảng cháy rừng là do Australia trải qua nhiều tháng nóng chưa từng có. Trên toàn cầu, năm 2019 là năm nóng nhất trong lịch sử, nhưng tại Australia, điều này còn tồi tệ hơn. Trên khắp lục địa, nhiệt độ cao hơn 1,52ºC so với mức trung bình kể từ khi các phép đo đáng tin cậy bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước. Kỷ lục trước đó là 1,33ºC được thiết lập vào năm 2013. Các nhà khí tượng học cũng đổ lỗi cho thời tiết kỳ dị trên một hệ thống khí hậu ít được biết đến có tên là Ấn Độ Dương lưỡng cực (IOD) đã gây ra sự sụt giảm nhiệt độ mặt nước biển ở phía tây Ấn Độ Dương và tạo ra thời tiết khô hơn ở Australia.

Theo Hoa Lan/Nhân Dân