Moody’s đánh giá rủi ro của ngân hàng Việt trong dịch Covid-19

Moody’s cho rằng khả năng cải thiện về chất lượng tài sản của các ngân hàng là khá hạn chế nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
926.000 tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng sẽ giảm lãiNgân hàng lãi 'ảo' và nỗi lo thật16.200 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu năm
Theo Moody's, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ chậm hơn do áp lực cạnh tranh gia tăng làm tăng chi phí huy động vốn.

Dựa trên những báo cáo mới nhất về mức tăng trưởng cũng như lợi nhuận năm 2019 của 16 ngân hàng Việt Nam, Moody Investors Service (Moody's) đã chỉ ra những rủi ro cho các ngân hàng trong năm 2020.

Theo Moody’s, những lợi thế về mức tăng trưởng tốt năm 2019 có thể sẽ là rủi ro cho các ngân hàng Việt Nam năm 2020 khi sự cải thiện về khả năng thanh toán đạt đến đỉnh điểm.

Đặc biệt, Moody’s chỉ ra những bất lợi đối với chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam có thể phát sinh từ sự lây lan khó lường của dịch bệnh Covid-19.

Sự gián đoạn trong hoạt động thương mại trao đổi hàng hoá do dịch bệnh kéo dài có thể dẫn đến gia tăng các khoản nợ xấu từ các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và doanh nghiệp kinh doanh, các lĩnh vực khác có mối quan hệ chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bà Rebaca Tan, trợ lý Phó chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích tại Moody’s nhận định: "Năm 2020, cơ cấu vốn của các ngân hàng sẽ ổn định khi tốc độ tăng trưởng tài sản bằng với tốc độ tạo vốn nội bộ". Bà Rebaca Tan cũng cho rằng khả năng cải thiện về chất lượng tài sản của các ngân hàng là khá hạn chế.

Moody’s cũng kỳ vọng năm 2020, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho phép các ngân hàng đạt chuẩn Basel II, có khả năng tài chính tốt được tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng so với các ngân hàng còn lại.

Nhật My
Theo Tinnhanhonline.vn

Xem thêm

Liên kết