Tình trạng ngập Hà Nội, việc buông lỏng quản lý cao độ nền xây dựng?

Theo các chuyên gia, mật độ xây dựng quá cao, nhà cao tầng mọc lên như nấm, đâu đâu cũng bê tông hóa… trong khi hệ thống thoát nước mấy chục năm không thay đổi sẽ khiến tình trạng ngập của Hà Nội ngày càng trầm trọng.
TP.HCM hướng tới mục tiêu trở thành đô thị carbon thấpXu hướng dịch chuyển nơi ở tới các đô thị vệ tinh tại Hà NộiCần nhiều giải pháp đột phá hơn khi xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minhXây dựng các đô thị có khả năng chống chịu thông minh trước mưa bão

Xây dựng không theo quy hoạch

Từ cách đây hàng chục năm, vấn đề thiếu đồng nhất cốt nền xây dựng đã được nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo. Bởi vậy, cần nhìn nhận hệ lụy của việc buông lỏng kiểm soát cao độ nền xây dựng hiện nay để có sự điều chỉnh tìm ra những giải pháp tốt hơn đối với công tác quản lý cốt nền.

Theo thông tin trước đó, năm 2016, dự án nâng đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM lên trung bình 0,7 m để chống ngập đã khiến gần 500 nhà dân, cơ quan ở khu vực này đã trở thành “hầm chứa nước” vì thấp hơn mặt đường mới từ 1,8-2 m. Cùng với đó là dự án cải tạo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài ở Hà Nội đã khiến hàng chục hộ dân có nhà cao hơn mặt đường cả mét vào năm 2016.

Hà Nội cứ mưa là ngập: Hệ lụy của việc buông lỏng quản lý cao độ nền xây dựng? - Ảnh 1
Tình trạng ngập sau mưa kéo dài nhiều năm ở Hà Nội.

Dù rằng, sau khi người dân lên tiếng, chính quyền các địa phương, các chủ đầu tư dự án đã có sự điều chỉnh, tuy nhiên, tình trạng “loạn” cốt nền xây dựng lại trở nên nóng khi hàng chục hầm để xe ở nhiều tòa nhà bỗng chốc biến thành bể ngầm chứa nước tạm thời.

Việc mà xây dựng không theo quy hoạch, mạnh ai nấy làm, thiếu minh bạch thông tin cốt nền xây dựng, thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong những năm qua là một trong những nguyên nhân đã khiến thành phố “mấp mô”, phố biến thành sông mỗi khi mưa lớn, gây thiệt hại đến tài sản của người dân, thiệt hại về kinh tế và đe dọa sự phát triển bền vững của đô thị trước biến đổi khí hậu.

Giải pháp nào chống ngập bền vững?

Theo TS Chu Văn Hoàng Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng, Khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, các đô thị chủ yếu phát triển theo hình thức lấn dần, có nghĩa phát triển từ các đô thị cũ. Sau khi phát triển, các đô thị được nâng cấp, các khu đô thị mới được tính toán với tần suất cao hơn, điều này dẫn tới chênh lệch cốt nền giữa đô thị cũ và đô thị mới, gây khó khăn cho công tác tổ chức thoát nước mặt đồng thời gây ra ngập úng cục bộ.

Các dự án xây mới, cải tạo nâng cấp các trục đường giao thông trong đô thị đã xảy ra tình trạng chênh lệch giữa cốt nền xây dựng công trình và cốt mặt đường gây ra ngập úng, ảnh hưởng tới an toàn công trình, sinh hoạt của người dân và cảnh quan đô thị. Đặc biệt, tại Hà Nội, các khu đô thị phát triển mở rộng thuộc chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 có cao độ cao hơn nhiều so với khu dân cư hiện hữu gây nên tình trạng ngập úng trong khu dân cư mỗi khi mưa lớn.

Nhìn từ khu đô thị mới An Khánh, khu vực làng xóm cao độ trung bình từ +5,50 m đến +7,00 m. Khu vực xây dựng đô thị mới có cốt nền +6,50 m đến +7,30 m. Tuyến đường cao tốc Láng Hòa Lạc - Đại lộ Thăng Long sau khi hoàn thành thành có cao độ mặt đường cao hơn cốt nền các khu đô thị 2 bên đường từ 1,20 m đến 1,50 m dẫn tới làm thay đổi hướng dốc nền và lưu vực thoát nước. Hiện tại, tình hình ngập úng cục bộ tại khu đô thị diễn ra rất phức tạp. Khu đô thị Bảo Sơn, khu vực trước cổng đô thị Nam An Khánh Sudico, đô thị Lê Trọng Tấn - Geleximco, đường gom Láng Hòa Lạc là những khu vực ngập úng nghiêm trọng.

Chính vì thế, để giảm ngập bền vừng, cần quy định quản lý cốt nền theo mốc giới. Khi khu đất có mốc giới rõ ràng và thông tin quy hoạch đầy đủ người dân sẽ biết chính xác nhất mục đích sử dụng của khu vực, phạm vi đến đâu. Từ đó việc quản lý, giám sát các hoạt động xây dựng được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn.

Cần quy định khống chế diện tích san nền trong đồ án quy hoạch xây dựng đô thị. Với đặc điểm địa hình của các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng thấp trũng, độ dốc nhỏ, rất khó khăn tổ chức thoát nước mặt chống ngập úng đô thị thì việc tính toán khống chế diện tích san nền trong đồ án quy hoạch cốt nền xây dựng thực sự cần thiết. Nguyên tắc quy hoạch cốt nền xây dựng là phải triệt để lợi dụng điều kiện địa hình tự nhiên.

Ứng dụng thông tin địa lý GIS trong quản lý cốt nền đô thị. Các đô thị Việt Nam đang nỗ lực xây dựng quản lý dữ liệu quy hoạch bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cần được thực hiện từ giai đoạn lập quy hoạch đến giai đoạn thực hiện đầu tư, quản lý vận hành.

Trong điều kiện tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương xem xét áp dụng các giải pháp mềm, linh hoạt trong quy hoạch, quản lý cao độ nền đô thị đảm bảo nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ địa hình tự nhiên, các trục tiêu thoát nước chính và hành lang bảo vệ.

Bùi Hằng

Xem thêm

Liên kết