Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các cường quốc hợp tác chống biến đổi khí hậu

Ngày 8/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vừa đưa ra cảnh báo, biến đổi khí hậu là mối nguy hiểm đối với cuộc sống của con người trên khắp hành tinh. Theo đó, ông Guterres kêu gọi các cường quốc trên thế giới hợp tác với nhau và thay đổi nền kinh tế vì một tương lai xanh.
Liên hợp quốc kêu gọi các nước ngừng tài trợ cho các dự án than đá'Việt Nam chắc chắn thành công cả ở ASEAN và Liên Hợp Quốc'LHQ: 70% dân số thế giới sống trong sự bất bình đẳng
Các cường quốc trên thế giới cần hợp tác với nhau và thay đổi nền kinh tế vì một tương lai xanh.

DịchCovid-19 gạt cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sang bên lề

Trước khi virus SARS-CoV-2 tấn công, năm 2020 được coi là năm bản lề để cảnh báo sự ấm dần lên của Trái Đất. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã gạt cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sang bên lề khi các nước phải áp đặt các biện pháp chưa từng có tiền lệ nhằm khống chế sự lây lan của đại dịch. Do đó, việc thực thi hành động chống biến đổi khí hậu đang khẩn thiết hơn bao giờ hết.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres nhấn mạnh, việc thế giới chưa thể ngăn chặn đại dịch Covid-19 cho thấy cộng đồng quốc tế hợp tác chưa đủ. Chính vì vậy, các nước cần hợp tác với nhau để đối phó với mối đe dọa về khí hậu. Đồng thời, ông Guterres kêu gọi các nước ngừng ngay việc trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, bắt đầu đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo, cũng như đưa ra cam kết không phát thải carbon vào năm 2050.

Trong năm 2020, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực, nhằm khống chế việc gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp.
Việc thực thi hành động chống biến đổi khí hậu đang khẩn thiết hơn bao giờ hết.

Kêu gọi các cường quốc hợp tác chống biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã kéo theo một mối nguy hiểm rõ ràng đối với toàn thế giới, bao gồm cả nạn châu chấu hoành hành tại Pakistan cùng một số nước khác.

Ông Guterres cho biết, “Hành tinh đang bốc cháy, trong khi có quá nhiều nhà hoạch định chính sách vẫn đang tiếp tục tỏ ra chậm trễ”.

Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, việc thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu cũng gặp phải nhiều rào cản. Đơn cử như những cam kết của các nước phát thải nhiều carbon nhất, cùng những quan ngại về việc hiệp định này là chưa đủ để ngăn chặn thảm họa về biến đổi khí hậu.

Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra quyết định gây chấn động thế giới, khi rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Theo kế hoạch, Washington sẽ chính thức rút khỏi hiệp định này vào ngày 4/11, ngay sau cuộc bầu cử tổng thống. Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, hiện vẫn chưa có tín hiệu nào về việc Mỹ sẽ khôi phục các chính sách theo những mục tiêu mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đề ra.

Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, tốc độ cắt giảm lượng khí thải chậm với 3% mỗi năm sẽ khiến Trái đất nóng lên khoảng 2 độ C vào năm 2100. Mức độ nóng lên này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm chết rạn san hô và mất sự ổn định của các tảng băng ở Greenland và Nam Cực.

Do đó, theo Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), nếu các nước thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm 50% lượng khí CO2 vào năm 2030, và xuống mức 0% đến năm 2050 cùng cam kết không có thêm khí phát thải mới thì mới có thể kiềm chế được mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng an toàn 1,5 độ C.

Trong báo cáo của Liên hợp quốc tháng 11/2019, Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres chỉ ra rằng, nhiệt độ toàn cầu trong 5 năm qua được ghi nhận ở mức ấm kỷ lục, trong đó năm 2019 là năm nóng thứ hai chưa từng thấy. Các trận thiên tai liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra thường xuyên hơn, với mức độ nghiêm trọng hơn và có sức tàn phá khủng khiếp hơn. Sự ấm lên toàn cầu gây nguy cơ đối với sức khỏe loài người và an toàn thực phẩm, trong khi tình trạng ô nhiễm không khí được coi là nguyên nhân dẫn tới 7 triệu trường hợp tử vong ở các ca sinh non mỗi năm.

Còn trong báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) về “Triển vọng năng lượng thế giới 2019” vừa mới công bố cho thấy, ngành năng lượng của thế giới nói chung vẫn dựa chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch - “thủ phạm” gây ra tới 40% tổng lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

Hiện có tới 2/3 lượng khí thải nhà kính của ngành năng lượng do than tạo ra, nhưng hàng nghìn nhà máy điện đốt bằng than thì vẫn đang mọc lên. IEA cảnh báo rằng nếu các chính sách hiện nay tiếp tục được duy trì, trong bối cảnh nhu cầu tăng 1,3% hằng năm đến năm 2040, tình trạng căng thẳng sẽ diễn ra trong tất cả các phân đoạn trên thị trường năng lượng và bài toán về khí thải liên quan đến năng lượng sẽ vẫn không có lời giải.

Báo cáo hàng năm của Lancet Countdown cho thấy, hế hệ tương lai đang đứng trước nhiều nguy cơ về sức khỏe lâu dài do biến đổi khí hậu. Điều này chỉ có thể được thay đổi nếu thế giới cắt giảm ngay lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch. Năm 2018, thế giới bị mất tới 45 tỉ giờ làm so với năm 2000 do nắng nóng cực đoan trên toàn cầu.

Bích Thủy
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường