TP ICAP giới thiệu Chỉ số khí hậu, tập hợp dữ liệu từ 50 trạm thời tiết độc lập trên toàn cầu

TP ICAP, nhà môi giới liên đại lý lớn nhất thế giới vừa đưa ra một chỉ số dựa trên dữ liệu thời tiết cho thấy mối quan hệ giữa rủi ro tài chính gắn liền với tốc độ biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Các ‘ông lớn’ sẽ dứt khoát hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?Các nước phát triển đang quá keo kiệt với mục tiêu chống biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu: Thế giới đang tiến đến điểm ‘không thể quay đầu’

Các công ty bảo hiểm và chủ ngân hàng đã theo dõi các hiện tượng thời tiết địa phương, cụ thể như lượng mưa gần đồn điền cà phê, hoặc rủi ro bão ở Vịnh Mexico, nhưng TP ICAP cho biết họ tin rằng chỉ số này sẽ là chỉ số đầu tiên theo dõi biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Trong khi các nhà khoa học từ lâu đã theo dõi dữ liệu, việc tạo ra một chỉ số sẽ cho phép thị trường hình thành quan điểm về tốc độ thay đổi nhiệt độ và xây dựng các sản phẩm tài chính để phòng ngừa rủi ro.

Được ra mắt cùng với công ty dữ liệu môi trường Speedwell, Chỉ số khí hậu ICAP-Speedwell sẽ dựa trên dữ liệu được thu thập từ 50 trạm thời tiết độc lập trên toàn cầu.

TP ICAP giới thiệu Chỉ số khí hậu, tập hợp dữ liệu từ 50 trạm thời tiết độc lập trên toàn cầu - Ảnh 1
Một đứa trẻ ôm quả bóng bay hình địa cầu trong cuộc mít tinh trước Hội nghị Biến đổi Khí hậu Thế giới 2015 (COP21), tại Rome, Ý. (Ảnh: Alessandro Bianchi)

Với việc sử dụng một tập dữ liệu đã có tuổi đời 20 năm và sẽ được cập nhật hàng ngày, TP ICAP cho biết họ mong đợi một đường cong tương lai sẽ được tạo ra, cho phép các đối tác tạo ra các cấu trúc tài chính với các khoản hoàn trả khác nhau trong các khoảng thời gian cụ thể.

Nicholas Ernst, giám đốc điều hành phụ trách thị trường thời tiết tại TP ICAP, cho biết, nhiều công ty có mức độ tiếp xúc cao đối với rủi ro thời tiết và khí hậu.

"Đồng thời, sự ra đời của chỉ số có khả năng thay đổi đáng kể cách mọi người tính toán tác động tài chính của biến đổi khí hậu toàn cầu, cung cấp dữ liệu toàn diện để định lượng tác động của những thay đổi nhiệt độ trong tương lai”.

Ngoài ra, việc ra mắt chỉ số này diễn ra trước hội nghị đàm phán về khí hậu toàn cầu ở Glasgow bắt đầu từ ngày 31/10, nơi các Chính phủ thúc đẩy nhanh nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đang làm Trái Đất nóng lên.

Nghị sỹ Anh Alok Sharma, trên cương vị Chủ tịch COP 26 khẳng định: "Hội nghị COP26 là hy vọng cuối cùng của chúng ta để duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 1,5 độ C, một mốc mà các nhà khoa học cho rằng nếu vượt qua thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ không kiểm soát nổi. Đây cũng là cơ hội tốt nhất để chúng ta xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, với không khí trong lành hơn và những việc làm thân thiện với môi trường hơn".

Theo đó, COP26 sẽ là nơi để các nhà đàm phán hàng đầu thế giới về môi trường của 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia và nhiều nhà lãnh đạo thế giới thảo luận các giải pháp chống biến đổi khí hậu. Theo dự báo của các nhà khoa học, những hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai gần có thể đẩy 400 triệu người trên thế giới đối mặt với những rủi ro khôn lường.

Lan Anh