Việt Nam cam kết đóng góp tích cực tại COP28

Việt Nam dự kiến sẽ tham gia Hội nghị COP28 với thành phần đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, một số doanh nghiệp lớn nhằm đảm bảo tham dự các phiên họp quan trọng của Hội nghị COP28.
Tạp chí Kinh tế Môi trường giành giải Nhất cuộc thi viết về đa dạng sinh học trong KCN tại Việt NamVai trò của Báo chí trong việc giữ gìn môi trường - Chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mớiTăng cường công tác bảo vệ môi trường tại KKT Nghi Sơn và các KCNSáu nhiệm vụ trọng tâm trong bảo vệ tài nguyên, môi trường biển

Trong những năm qua, biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu.

Liên Hợp Quốc cũng đưa ra cảnh báo, biến đổi khí hậu là mối hiểm họa đối với nhân loại, có thể khiến tương lai con người chìm trong nghèo đói và đối mặt loạt hệ lụy nghiêm trọng khác.

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ chủ trì hội nghị COP28 tại Dubai trong tháng 11 và 12/2023.

Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), đồng thời là đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sultan al-Jaber cho rằng thế giới cần có sự điều chỉnh theo lộ trình nhằm ngăn toàn cầu ấm lên, đồng thời tuyên bố sẽ đề ra một lộ trình sáng tạo và toàn diện cho vấn đề này.

Chủ tịch Sultan Al-Jaber khẳng định, việc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch là không thể tránh khỏi. Ông kêu gọi tập trung vào các mục tiêu giảm khí thải, đồng thời cảnh báo nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tiếp tục tăng.

Việt Nam cam kết đóng góp tích cực tại COP28 - Ảnh 1
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trao đổi với bà Nada Ibrahim Ali Ahmed – Phó Đại sứ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). (Ảnh: Báo TN&MT)

Đồng thời, nhấn mạnh lộ trình của Hội nghị COP28 bao gồm việc thực hiện mục tiêu toàn cầu từ nay đến năm 2030 là tăng gấp ba đóng góp của năng lượng tái tạo, tăng gấp đôi hiệu suất sử dụng năng lượng và thị phần của hydro sạch.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới (WGS) 2023 ở Dubai (UAE), ông Sultan al-Jaber nhận định thế giới đang cố gắng bắt kịp mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở ngưỡng 1,5 độ C, trong khi thực tế, lượng khí thải toàn cầu phải giảm tới 43% vào năm 2030. Trong bối cảnh đó, ông đã nêu bật tầm quan trọng của việc điều chỉnh hành động.

Trong vai trò Chủ tịch COP28, ông sẽ vạch ra một lộ trình toàn diện và hướng đến kết quả cho COP28. Theo ông, các chính sách cần phải tập trung vào việc hỗ trợ tăng trưởng và cùng lúc đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với nguồn vốn đóng vai trò then chốt. Ông cho rằng nguồn vốn sẽ giúp quỹ bù đắp tổn thất và thiệt hại đi vào hoạt động và là nhân tố chính cho một thỏa thuận công bằng về tài chính khí hậu đối với khu vực Nam Bán cầu.

Dự kiến COP28 sẽ diễn ra tại Dubai từ ngày 30/11-12/12 năm nay, với trọng tâm là đánh giá các tiến bộ đạt được kể từ sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015 nhằm ngăn Trái Đất ấm lên.

Trước đó COP27, được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11/2022, đã thông qua thỏa thuận về quỹ bù đắp thiệt hại cho các nước thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Mặc dù đây được xem là bước đột phá cho các nước đang phát triển.

Hội nghị COP27 diễn ra tại Ai Cập tháng 11/2022 đã tạo được dấu ấn với thỏa thuận về quỹ đền bù cho những tổn thất từ các thảm họa tự nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu mà các nước đang phát triển phải gánh chịu, cũng như làm chậm lại những tác động như hiện tượng nước biển dâng.

Đây là một trong những thỏa thuận mang tính đột phá về vấn đề gai góc nhất, theo đó lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Thỏa thuận đã làm tăng niềm tin về việc cộng đồng quốc tế có thể tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực bảo vệ hành tinh xanh.

Là thành viên tích cực của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Việt Nam dự kiến sẽ tham gia Hội nghị COP28 với thành phần đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, một số doanh nghiệp lớn nhằm đảm bảo tham dự các phiên họp quan trọng của Hội nghị COP28.

Tại buổi làm việc với bà Nada Ibrahim Ali Ahmed – Phó Đại sứ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) ngày 6/7, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đề nghị thông qua bà Phó Đại sứ, sẽ kết nối cơ quan phụ trách lĩnh vực tài nguyên môi trường của UAE với Bộ TN&MT Việt Nam, giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm và sự hỗ trợ để chuyển sang nền kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi nhận định COP28 là một hội nghị quan trọng nhằm triển khai các cam kết của quốc gia tại các Hội nghị COP trước đây. Do đó, Bộ TN&MT trân trọng đề nghị UAE hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về hậu cần, kỹ thuật cho Đoàn công tác của Việt Nam tham dự Hội nghị COP28” - Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành khẳng định.

Việc UAE giành được quyền đăng cai Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 28) vào năm 2023 là một sự kiện quốc tế nổi bật. Đồng thời, đây còn là đỉnh cao của những nỗ lực của lãnh đạo và người dân các tiểu vương quốc Ả-rập trong những năm qua, đồng thời là biểu tượng cho sự khởi đầu hành trình phát triển của UAE trong những năm tiếp theo.

Lan Anh