Bình Thuận: Mục tiêu môi trường sống đạt chuẩn EU vào năm 2050

Bình Thuận đề ra mục tiêu môi trường sống tiệm cận chuẩn EU vào năm 2030 và đạt chuẩn EU vào năm 2050 trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với lựa chọn du lịch, dịch vụ là trụ cột kinh tế.
Bình Thuận: Triển khai công tác phục vụ du lịch dịp lễ 30/4 – 1/5Bình Thuận quyết đưa Khu du lịch Mũi Né thành điểm đến hàng đầu khu vựcThanh long Bình Thuận 'rộng đường' chinh phục thị trường Nhật BảnDự án 'chết lâm sàng' suốt 10 năm bất ngờ được Bình Thuận duyệt quy hoạch 1/500

Ngành du lịch cần thay đổi tư duy

Bình Thuận là địa phương có rất nhiều lợi thế quan trọng để phát triển du lịch như: tài nguyên du lịch đa dạng; điểm đến mới với nhiều thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế; giá cả có mức so sánh tốt; nghề truyền thống đang khôi phục và phát triển; truyền thống cách mạng và di tích lịch sử - văn hóa của 35 dân tộc, con người hiền hậu, dễ mến.

Bình Thuận: Mục tiêu môi trường sống đạt chuẩn EU vào năm 2050 - Ảnh 1
Bình Thuận là địa phương có rất nhiều lợi thế quan trọng để phát triển du lịch

Bên cạnh đó, với nhiều thắng cảnh tự nhiên chạy dọc theo 192 km bờ biển và nhiều hòn đảo lớn nhỏ hoang sơ trong vùng lãnh hải 52.000 km2. Cùng với đó, hàng loạt dự án về hạ tầng cơ sở, giao thông: cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, cao tốc cũng sẽ kết nối với sân bay Long Thành giúp cho du khách từ sân bay quốc tế về Phan Thiết thuận tiện và nhanh chóng hơn, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP.HCM - Long Thành - Phan Thiết.

Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch ở tỉnh Bình Thuận còn nhiều hạn chế như: hệ thống hạ tầng, dịch vụ công cộng, thông tin chỉ dẫn du lịch chưa đáp ứng nhu cầu; chuyển đổi số trong du lịch chưa mạnh mẽ; chưa xây dựng, đồng bộ hóa và liên thông cơ sở dữ liệu giữa các địa phương, ngành du lịch với ngành khác, tổ chức thực hiện du lịch chưa có sự đột phá.

Đồng thời, vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch còn hạn chế; chưa có nhiều sáng tạo, chủ yếu khai thác những điều kiện tự nhiên sẵn có; các giá trị văn hóa, lịch sử, bản sắc dân tộc riêng có chưa được phát huy tối đa để biến thành nguồn lực; khả năng tiệm cận với trình độ, văn hóa du lịch giữa các tỉnh trong và ngoài nước còn chậm.

Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế trên, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận cần thay đổi tư duy, có cách làm sáng tạo, chuyển từ du lịch “một mùa” sang hấp dẫn khách du lịch quay trở lại nhiều lần, cảm nhận được sự an toàn, lành mạnh, mến khách...

Chính vì vậy, các cơ quan liên quan cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, bền vững, đúng pháp luật; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, nâng cao năng lực kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với nhu cầu và biến động của thị trường du lịch; cần đẩy mạnh chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh…

Cùng với đó, để khai thác lợi thế cạnh tranh trong phát triển du lịch, Bình Thuận luôn coi “người dân, doanh nghiệp là chủ thể; khách du lịch là trung tâm; sản phẩm, hạ tầng du lịch là nền tảng; dịch vụ tiên tiến, hiện đại là động lực phát triển hoạt động du lịch”.

Ngoài ra, tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu du lịch nội địa; tập trung khai thác có hiệu quả các thị trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng khai thác các thị trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, đẩy mạnh phát triển và khai thác phân khúc khách theo các sản phẩm có thế mạnh.

Chú trọng phát triển khung hệ thống kết cấu hạ tầng

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An, tỉnh đang sở hữu nhiều tiềm năng phát triển, do đó, yêu cầu khi xây dựng quy hoạch là làm thế nào để Bình Thuận có tầm nhìn xa, bứt phá, nhưng phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì vậy, theo Dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận, trong giai đoạn 2021 - 2030, nền kinh tế của tỉnh dựa trên trụ cột chính là dịch vụ bao gồm dịch vụ du lịch, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; công nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao.

Du lịch là trụ cột kinh tế được Bình Thuận đặt lên hàng đầu, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Do đó, tỉnh đặt mục tiêu tạo bước phát triển đột phá về mọi mặt cho ngành du lịch, xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, quốc tế, trong đó lấy Khu du lịch quốc gia Mũi Né làm trọng tâm, động lực lan tỏa tới các khu vực khác trong tỉnh.

Bình Thuận: Mục tiêu môi trường sống đạt chuẩn EU vào năm 2050 - Ảnh 2
Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận để hướng đến mục tiêu môi trường sống đạt chuẩn EU vào năm 2050.

Đến năm 2030, du lịch Bình Thuận, với hạt nhân là Khu du lịch quốc gia Mũi Né, trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; du lịch Bình Thuận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng và cả nước.

Để làm điều này, tỉnh Bình Thuận sẽ chú trọng phát triển khung hệ thống kết cấu hạ tầng, gồm sân bay, cảng biển, đường cao tốc kết nối thuận lợi với các tỉnh lân cận… Đáng chú ý, Cảng hàng không Phan Thiết đang được xây dựng và dự kiến đưa vào khai thác năm 2023.

Theo các chuyên gia quy hoạch, Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần lưu ý đến quan điểm “chú trọng chất lượng tăng trưởng” và “tạo được sự khác biệt dựa trên sản phẩm du lịch đặc thù”. Tỉnh cần làm rõ nội dung liên kết với vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng) và với các trung tâm du lịch quốc gia như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa…

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Bình Thuận đã có bước phát triển mạnh mẽ, với mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020 đạt 7,34%/năm.

So với các tỉnh khác trong vùng, Bình Thuận có tỷ trọng đóng góp từ sản xuất điện, năng lượng và du lịch rất lớn, hướng tới phát triển thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển tầm quốc tế cao ở khu vực.

Tuy nhiên, Bình Thuận cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức như thu hút đầu tư và sử dụng vốn chưa hiệu quả, chưa tận dụng được lợi thế vị trí địa lý…

Yến Thanh