Chống biến đổi khí hậu: Chưa bao giờ là muộn

Năm 2016, 2019 và 2020 được ghi nhận là những năm nóng kỷ lục, trong đó năm 2020 là năm nóng nhất từ trước đến nay với nhiệt độ trung bình khoảng 14,9 độ C. Con số này là hồi chuông hối thúc sự thay đổi của tất cả các nước trên toàn cầu.
Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Thích ứng để phát triển bền vữngBiến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng càng trở nên tồi tệChâu Á - Thái Bình Dương cần hành động mạnh mẽ chống biến đổi khí hậuPhục hồi hệ sinh thái để ứng phó với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần

Biến đổi khí hậu luôn là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái Đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt Trái Đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, thời tiết cực đoan được đánh giá là nhân tố thách thức đối với hòa bình và an ninh thế giới khi các số liệu cho thấy biến đổi khí hậu làm gia tăng 10% - 20% nguy cơ xung đột, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, trong khi hàng triệu người rơi vào cảnh mất an ninh lương thực. Cùng với đó, hiểm họa y tế ngày càng gia tăng cả về quy mô và cấp độ khi biến đổi khí hậu khiến các dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn.

tm-img-alt
Biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang khiến băng tan với tốc độ chóng mặt. (Ảnh: Zingnews.vn)

Sự đa dạng sinh học cũng đang bị đe dọa với việc hơn 1 triệu loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Diện tích các hoang mạc đang mở rộng, trong khi các đầm lầy lại dần biến mất. Mỗi năm, thế giới mất đi 10 triệu ha rừng. Trên các đại dương, tình trạng đánh bắt hải sản quá mức và lượng khí CO2 do rác thải nhựa hấp thụ cũng đang ở mức báo động, khiến các vùng biển bị axit hóa, trong khi đó các rạn san hô đang bị tẩy trắng và chết dần.

Loài người đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu và đang tiến gần tới “điểm không thể cứu vãn” trong cuộc khủng hoảng này. 

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo.

Những con số thống kê trong những năm gần đây về thiên tai càng khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm màu ảm đạm. Năm 2019, tại châu Mỹ, ít nhất 74.155 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil chỉ trong 8 tháng đầu năm. Ở châu Á, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines... cũng đều hứng chịu các trận bão mạnh, khiến nhiều người thiệt mạng, gây thiệt hại hàng triệu USD. Châu Phi với siêu bão Kenneth san phẳng nhiều vùng ở Mozambique, lũ lụt và hạn hán ở Somalia, Cộng hòa dân chủ Congo... Ở châu Âu, nhiều nước như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan... liên tục ban hành báo động đỏ vì nắng nóng có lúc lên tới 45 độ C.

Năm 2020, theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nồng độ khí thải gây hiệu ứng nhà kính như CO2, methane và NO2 tiếp tục tăng dù lượng khí thải đã giảm do tác động của đại dịch Covid-19. Tháng 5/2020 ghi nhận tháng nóng kỷ lục trên toàn thế giới, nhiệt độ đã tăng 0,68 độ C so với mức trung bình trong tháng 5 của giai đoạn 1981 - 2010. Năm 2020 trở thành một trong những năm nóng nhất. Lượng băng trên Bắc Băng Dương bao quanh Bắc Cực đã tan chảy xuống mức thấp thứ hai trong hơn 40 năm qua, chỉ còn bao phủ 3,74 triệu km2. Bước sang năm 2021, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra cảnh báo lượng khí thải CO2 trong năm sẽ tăng 5% lên mức 33 tỉ tấn, nhu cầu tiêu thụ than đá sẽ tăng 4,5%, cao nhất kể từ năm 2014.

Hành động trước khi quá muộn

Để góp phần vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu, đã có hơn 110 nước đã đệ trình kế hoạch cắt giảm khí thải mới vào năm 2050. Một số quốc gia thậm chí đã đẩy thời hạn cam kết trung hòa khí thải carbon lên năm 2030, như Mỹ sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 50% - 52% so với mức năm 2005, con số này của Liên minh châu Âu (EU) là 55% so với năm 1990, Nhật Bản cắt giảm 46% so với mức năm 2013, Hàn Quốc giảm 24,4% so với mức năm 2017,…

Giới tài chính, ngân hàng quốc tế cũng góp phần vào những nỗ lực đẩy lùi tác động của biến đổi khí hậu. Tháng 12/2020, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chính thức gia nhập một mạng lưới toàn cầu cùng các ngân hàng Trung ương khác thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và giải quyết các rủi ro môi trường đối với hệ thống tài chính. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã tạo ra Chỉ số chuyển đổi năng lượng để giúp các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp xác định hướng đi để thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi năng lượng. Nhiều tập đoàn toàn cầu cũng đã tuyên bố các mục tiêu trung hòa khí carbon như Amazon, Google, Apple, Cenovus Energy, TELUS và Maple Leaf Foods,...

Các doanh nghiệp thế giới cũng hưởng ứng thông qua chiến dịch toàn cầu mang tên “Tham vọng Kinh doanh vì 1,5 độ C” (“Bussiness Ambition for 1.5 degrees Celsiu”). Nỗ lực này đã nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm thị trưởng thành phố, thống đốc, các nhà đầu tư, các trường đại học và tổ chức xã hội trong chiến dịch toàn cầu mang tên “Chạy đua về 0” (“Race to Zero”) nhằm huy động các doanh nghiệp, chính quyền các thành phố, khu vực và các nhà đầu tư ủng hộ trung hòa carbon.

Chính phủ các nước ngày càng nhận thức rõ cần phải tăng cường các chính sách hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2030 hoặc năm 2050. Chương trình môi trường và khí hậu châu Âu (LIFE) giai đoạn 2021 - 2027 được EU thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, với mục tiêu góp phần chuyển đổi sang nền kinh tế sạch, tuần hoàn, hiệu quả năng lượng, carbon thấp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, cũng như ngăn chặn và đẩy lùi sự mất đa dạng sinh học. Tổng ngân sách được phân bổ cho LIFE là 5,4 tỉ euro, trong đó 3,5 tỉ euro dành cho các hoạt động liên quan đến môi trường và 1,9 tỉ euro cho hành động chống biến đổi khí hậu. Chương trình cũng sẽ hỗ trợ nhiều dự án đa dạng sinh học và dành 7,5% ngân sách hằng năm của EU cho các mục tiêu này từ năm 2024 và 10% vào năm 2026 và năm 2027.

Ngoài ra, tháng 5/2021, Nghị viện châu Âu (EP) đã xây dựng một khung pháp lý toàn cầu để thúc đẩy công bằng khí hậu, qua đó giải quyết tình trạng bất công khi những nước và những cộng đồng gây tác động biến đổi khí hậu ít nhất lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

2021 mở ra kỷ nguyên chống biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực cùng ứng phó với đại dịch Covid-19 và khủng hoảng biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi chính phủ các nước chuẩn bị các kế hoạch chống biến đổi khí hậu mới trước khi diễn ra Hội nghị Biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2021 nhằm xây dựng một tương lai an toàn và bền vững hơn.

Trong đó, mục tiêu trọng tâm trong năm 2021 là xây dựng liên minh toàn cầu về trung hòa khí thải carbon thông qua các biện pháp chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, định giá carbon, không xây thêm các nhà máy điện chạy bằng than, mạnh tay đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Minh Phương

Xem thêm

Liên kết