Những nguyên tắc sống còn cần biết để lái xe an toàn ngày Tết

Lái xe ô đường dài ngày Tết là công việc đòi hỏi độ tập trung cao và sức khỏe tốt cũng như kỹ năng thành thạo. Dưới đây là những kinh nghiệm lái xe an toàn dành cho bác tài trong những chuyến du xuân.
nhung nguyen tac song con can biet de lai xe an toan ngay tet

Không bật nhạc quá to

Để lái xe an toàn, điều quan trọng nhất cần lưu ý chính là sự tập trung cao độ. Vì vậy nếu bật nhạc trong xe quá lớn, tài xế sẽ phải chia sẻ khá nhiều sự tập trung vào việc này và không thể chú ý được đến những âm thanh phía bên ngoài đường như tiếng còi hú của xe cấp cứu, xe cứu hỏa hay tiếng va chạm, quẹt xe...

Không dừng xe tại điểm mù của xe khác

Một điều cấm kỵ mà các tài xế không bao giờ được phép mắc phải là dừng xe ở vị trí điểm mù của xe khác. Lý do là vì khi dừng ở vị trí này, tài xế chiếc xe phía trước sẽ không thể nhìn thấy bạn, và tai nạn là điều khó tránh khỏi trong nhiều tình huống di chuyển như rẽ phải hoặc rẽ trái.

Không phanh khi vào cua

Dù trong bất kỳ trường hợp nào thì trước khi "vào cua" đều cần giảm tốc độ. Khi đó tốc độ phải phù hợp sao cho xe chạy bình thường (không cần phanh) trong vòng cua, mà không có nguy cơ xe bị văng ra ngoài vòng cua theo lực ly tâm. Đối với vòng cua hẹp, tốc độ an toàn của xe 4 chỗ- xe 7 chỗ là 30 Km/h đến 40 Km/h.

Không nhất thiết phải bật chế độ kiểm soát hành trình khi trời mưa

Chế độ kiểm soát hành trình thường được đặt ở lẫy sau vô lăng, bên phải.

Các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô khuyên rằng, khi trời mưa, chế độ kiểm soát hành trình không có tác dụng hữu ích cho tài xế như trong điều kiện thời tiết khô ráo.

nhung nguyen tac song con can biet de lai xe an toan ngay tet

Không nên rà phanh liên tục khi xe xuống dốc

Khi xe xuống dốc, việc rà phanh liên tục sẽ khiến hệ thống phanh xe nhanh xuống cấp và còn rất nguy hiểm nếu như không may xe bị mất phanh.

Không đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ

Các vị trí ôm vô lăng 10 giờ và 2 giờ là một thói quen cầm rất phổ biến và hết sức nguy hiểm, nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Nếu chẳng may túi khí nổ khi xảy ra va chạm, lực nổ lớn có thể làm gẫy các ngón tay. 9 giờ và 3 giờ mới là vị trí đặt tay chuẩn xác khi lái xe.

Theo Người Đưa Tin