Bốn sai lầm trong sự nghiệp chính trị khiến bà Theresa May nhận "trái đắng"

Trong 3 năm giữ chức Thủ tướng Anh, bà Theresa May đã nhiều lần mắc sai lầm trước khi phải từ chức trong cay đắng.
Theresa May - Thủ tướng Anh trỗi dậy và bị "nhấn chìm" bởi BrexitLãnh đạo châu Âu “sục sôi” sau tuyên bố từ chức của bà Theresa MayThủ tướng Anh Theresa May có sự nghiệp chính trị lẫy lừng trước khi từ chức trong cay đắng

Hôm 24/5, nữ Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 7/6. Bà May gọi những bê bối trong tiến trình Brexit là "thách thức lớn nhất trong thời bình với bất cứ chính phủ nào" khi bị buộc vào thế phải "dọn dẹp" hậu quả của những người tiền nhiệm.

Tuy nhiên, trong 3 năm tại nhiệm, bà May đã mắc nhiều sai lầm không thể phủ nhận. Thậm chí với nhiều người Anh, bà Theresa đang là một trong những Thủ tướng thất bại nhất trong lịch sự đương đại.

4 sai lam trong su nghiep chinh tri khien ba theresa may nhan trai dang
Bà Theresa May "mất điểm" khi đưa ra lập trường thiếu mềm dẻo. Ảnh: Getty Image.

Lập trường về Brexit thiếu mềm dẻo

Sự sụp đổ của bà May có thể bắt nguồn từ một trong những động thái đầu tiên sau khi trở thành Thủ tướng Anh. Trong một bài phát biểu tại hội nghị của Đảng Bảo thủ vào ngày 2/10/2016, bà Theresa tuyên bố sẽ theo đuổi tiến trình Brexit với một lập trường cứng rắn. Theo đó, bà kỳ vọng sẽ thắt chặt biên giới, bãi bỏ Đạo luật các cộng đồng châu Âu vốn ràng buộc pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và Anh,… mặc nguy cơ gián đoạn kinh tế với các nước thành viên EU.

Theo ông Tim Bale, Giáo sư Chính trị Đại học Queen Mary (London), kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 là rất suýt soát với 52% số phiếu đồng thuận Brexit. Trong bối cảnh như vậy, bà May nên có động thái mềm dẻo hơn để dễ dàng đạt được thoả thuận giữa các bên.

Trong một bài phát biểu tại hội nghị khác ba ngày sau đó, bà May thậm chí đã gọi những người có tư tưởng “công dân toàn cầu” là “công dân của vùng hư không”. Cụm từ này từng gây bức xúc và khiến bà mất đi sự ủng hộ của rất nhiều người.

Đầu năm 2017, bà May thậm chí còn tỏ ra cứng rắn hơn khi tuyên bố Anh sẽ không chỉ rời khỏi thị trường chung mà còn từ bỏ Liên minh thuế quan EU, trong khi thoả thuận về thuế quan còn đang rất mơ hồ.

4 sai lam trong su nghiep chinh tri khien ba theresa may nhan trai dang
Cuộc tổng tuyển cử năm 2017 là sai lầm "chí mạng" của bà May. Ảnh: Getty Image.

Tổng tuyển cử 2017 – sai lầm “chí mạng”

Tháng 4/2017, bà May kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử bất thường nhằm “bành trướng” quyền lực của mình và các đồng sự Đảng Bảo thủ trong đàm phán Brexit. Tuy nhiên, đây là một nước cờ sai khiến đảng này mất đa số ghế tại Quốc hội Anh. Báo chí trên khắp thế giới thậm chí còn gọi đây là “sự sỉ nhục” với Thủ tướng Theresa May.

Thất bại này được cho là do chiến lược tranh cử sai lầm của bà May khi đưa ra nhiều chính sách chưa được nghiên cứu kỹ càng. Ông Nick Timothy, trợ lý thân cận của nữ Thủ tướng khi đó công khai một bản kế hoạch chăm sóc xã hội, buộc người cao tuổi nước này phải chi trả tất cả, trừ 100.000 bảng Anh chi phí chăm sóc cuối đời của họ. Nhiều nhà phê bình chỉ trích đây là “thuế mất trí nhớ” của người Viking.

Sai lầm này còn khiến bà May phải từ bỏ nhiều “cánh tay phải”, bao gồm hai trợ lý thân cận là ông Nick Timothy và bà Fiona Hill. Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson và Bộ trưởng Brexit David Davis cũng đồng loạt xin từ chức.

Lời chỉ trích khiến các nghị sĩ phẫn nộ

Ngày 20/3, bà Theresa May có bài phát biểu nhằm kêu gọi các nghị sĩ Anh hàn gắn các bất đồng nội bộ và ủng hộ thoả thuận Brexit mà Chính phủ của bà đã đạt được với EU. Tuy nhiên, bà cũng công khai chỉ trích các thành viên Nghị viện vì đã khiến tiến trình Brexit bị trì hoãn, gây bất lợi cho người dân. Nỗ lực của bà phản tác dụng một lần nữa khi làm dấy lên cơn giận dữ của các nghị sĩ và đánh mất sự ủng hộ của nhiều đồng minh. Họ cho rằng bà May đã “đổ vấy” và thiếu sự tin tưởng với chính Đảng của mình khi dùng cụm từ “trò chơi chính trị”.

Ông Sam Gyimah, chính trị gia thuộc Đảng Bảo thủ chia sẻ trên trang Twitter cá nhân: “Tuyên bố của Thủ tướng May là một nỗi ô nhục. Khiến người dân và Nghị viện đối đầu vào lúc này là nguy hiểm và liều lĩnh. Bà ta đã tự mình loại bỏ những người đáng lẽ sẽ ủng hộ bà ta”.

Tạo hình ảnh xấu trong mắt người dân Anh

Tháng 6/2017, một vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra tại tháp Grenfell (London, Anh) khiến 72 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương. Thủ tướng Theresa May chỉ đến thăm hiện trường xảy ra vụ cháy mà không thăm hỏi những người sống sót. Phản ứng này của bà bị nhiều người chỉ trích là “lạnh lùng” và “thiếu thiện cảm”. Thái độ của nữ Thủ tướng bị đặt lên bàn cân với hình ảnh ông Jeremy Corbyn – thủ lĩnh Đảng Lao động đối lập. Ông Corbyn đã ôm và thăm hỏi tận tình những người dân bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ Grenfell. Bà May thậm chí bị “mất điểm” hơn nữa khi nhiều người Anh cho rằng, thảm kịch này là hậu quả của các chính sách Đảng Bảo thủ dưới thời ông David Cameron, người thủ lĩnh tiền nhiệm.

4 sai lam trong su nghiep chinh tri khien ba theresa may nhan trai dang
Thái độ của nữ Thủ tướng bị so sánh với hình ảnh ông Jeremy Corbyn – thủ lĩnh Đảng Lao động đối lập. Ảnh: PA.

Trước đó, bà May đã đánh mất sự ủng hộ của nhiều người dân Anh khi đưa ra các chính sách khắt khe với người nhập cư, khiến nhiều người nước ngoài đã sống và đóng thuế tại Anh trong hàng chục năm có nguy cơ bị trục xuất. Vụ bê bối khiến Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd của Đảng Bảo thủ phải từ chức. Bà Rudd là một trong những quan chức chiếm được nhiều cảm tình của người dân Anh. Sự ra đi của bà đồng nghĩa với việc bà May mất đi phần lớn sự ủng hộ từ công chúng.

Diệu Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết